HƯỚNG DẪN TÌM RA IKIGAI (thức tỉnh mục đích sống)
Mục Lục
Bài 1: 4 Lưu Ý Trước Khi Bước Vào Hành Trình Đi Tìm Ikigai
Chào các bạn, trước khi đi vào những bài viết hướng dẫn tìm ikigai, Văn có 4 điều muốn chia sẻ với các bạn.
1. Đây Là Một Hành Trình Cần Nhiều Nỗ Lực
Đầu tiên, Văn cần các bạn biết là có rất ít người có thể sống đúng với ikigai của mình. Các bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách hỏi những bạn bè xung quanh của bạn, hoặc hỏi chính bản thân bạn xem bạn có thật sự cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn với công việc bạn đang làm hay không?
Theo thống kê thì có 8 trên 10 người bạn hỏi sẽ không cảm thấy hạnh phúc với công việc mà họ đang làm.
Một vài người thì sẽ cười trừ với bạn rồi trả lời là cũng thích, cũng vui, cũng được. Nhưng thật ra đây cũng là một biểu hiện của sự chưa hài lòng mà thôi.
Nếu ikigai có thể được tìm ra một cách dễ dàng chỉ thông qua 1, 2 bài viết hoặc 1, 2 bài trắc nghiệm tính cách thì ai cũng hạnh phúc, ai cũng thành công hết rồi.
Thật ra nếu làm đầy đủ và chi tiết thì có thể dài tới 40 bài viết, nhưng Văn đã cố gắng tinh gọn mọi thứ lại chỉ trong 30 bài viết mà thôi.
Nên các bạn cần phải chuẩn bị tâm lý, đây sẽ là một cuộc hành trình dài và cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì từ các bạn.
Nhưng đổi lại, các bạn sẽ bước vào nhóm 20% còn lại, đây là nhóm người cảm thấy hạnh phúc với công việc mình đang làm.
2. Quy Tắc 80/20
Điều thứ 2 Văn muốn chia sẻ với các bạn đó là về quy tắc 80/20.
Trước đây Văn là cộng tác viên, trợ giảng cho những lớp học về phát triển bản thân, sau này thì Văn làm tiếp thị liên kết cho những khóa học online trên unica, kyna, edumall.
Bản thân Văn cũng tham gia rất nhiều khóa học online của Việt Nam và nước ngoài. Một điểm chung mà Văn nhận ra ở cả khóa học online và offline chính là quy tắc 80/20.
Ví dụ, trong một khóa học có 10 học viên thì chỉ có 2 người có thể mang những kiến thức từ khóa học để ứng dụng vào thực tế và mang lại kết quả. 8 người còn lại thì học xong rồi để đó và không ứng dụng được gì cả.
Đối với một khóa học online thì chỉ có 20% học viện học tới bài cuối cùng, còn lại thì sẽ rơi rụng dần theo thời gian.
Các bạn có bao giờ để ý trong một lớp học nào đó các bạn từng tham gia chưa. Buổi đầu tiên thì mọi người đi học rất đông đủ. Nhưng hôm sau sẽ vắng đi 1, 2 người, và một vài hôm sau lại tiếp vắng bớt một vài người.
Đối với một khóa học off thì tới cuối cùng có thể giữ lại được 80% học viên, nhưng đối với một khóa học online thì chỉ có thể giữ lại được 20% học viên.
Các bạn có thể thấy trong phần mục lục là có tới 30 bài viết. Độ dài này tương đương với một khóa học online hoàn chỉnh.
Và Văn không hề muốn quy tắc 80/20 này xảy ra với những bạn đang đọc bài viết của Văn.
Văn hy vọng các bạn có thể kiên trì thực hành theo chuỗi bài viết này, Văn tin là các bạn có thể gặt hái được những kết quả tích cực sau khi hoàn thành chuỗi bài viết này.
Có thể cuộc đời của bạn sẽ bước sang một trang mới như cái cách mà ikigai đã thay đổi cuộc đời của Văn.
3. Những Ai Không Nên Đọc Tiếp Chuỗi Bài Viết Này
Một lời một lời khuyên của Văn dành cho những bạn không thích viết hoặc thiếu tính kiên trì thì nên dừng đọc tại đây để tiết kiệm thời gian cho các bạn.
Bởi vì để tìm ra ikigai thì chúng sẽ sử dụng một phương pháp gọi là journaling, Văn dịch nôm na là viết bằng tiềm thức.
Khi Văn hướng dẫn các bạn khách hàng Văn thì trung bình các bạn ấy sẽ viết hết ¾ của 1 cuốn tập 100 trang.
Thì đó, để theo được chuỗi bài viết này thì các bạn cần phải viết rất nhiều, nỗ lực rất nhiều, kiên trì rất nhiều.
Vì vậy mà những bạn nào không kiên trì, không chịu khó, không thích viết thì cũng không nên theo dõi chuỗi bài viết này.
Có thể các bạn thực hành được một vài bài, sau đó nản và bỏ cuộc. Trước mắt thì bạn sẽ không thấy nó ảnh hưởng gì cả.
Nhưng nếu bạn lặp đi lặp lại cái mô thức làm dang dở này thì theo thời gian nó sẽ trở thành thói quen và nó sẽ phá hủy cuộc đời của bạn.
Sau này nếu gặp chuyện gì hơi khó khăn một chút thì bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng. Và cả cuộc đời bạn sẽ không có được một thành quả to lớn nào cả.
Vậy thì bây giờ bạn có 2 lựa chọn:
Một, là dừng tại đây và không quan tâm nữa.
Hai, là cùng Văn bước vào cuộc hành trình đi tìm ikigai, và các bạn phải cam kết là đi tới cùng. Nếu các bạn thật sự nghiêm túc thì hãy comment xuống bên dưới là “tôi cam kết”.
Khi nào muốn từ bỏ, các bạn hãy nhớ lại cái comment của ngày hôm nay. Đây không chỉ là sự tôn trọng cho chính bạn mà còn là sự tôn trọng dành cho Văn.
4. Món Quà Của Văn
Trước khi quyết định làm chuỗi video và bài viết này, Văn đã suy nghĩ rất nhiều là không biết có nên làm hay không. Bởi vì khi làm theo chuỗi như vầy thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kênh youtube và blog của Văn.
Như ở phần đầu Văn đã chia sẻ với các bạn về quy tắc 80/20, đó là số lượng học viên sẽ giảm theo thời.
Thì tương tự, đó là khi Văn làm theo chuỗi như thế này thì số lượng người xem cũng sẽ giảm dần qua từng video và bài viết. Thì cái biểu đồ sẽ là một mũi tên đi xuống.
Khi đó thì youtube sẽ giảm điểm kênh của Văn xuống, google sẽ giảm điểm của blog của Văn xuống. Vì nó thấy rằng kênh của Văn không còn thu hút nữa.
Thay vì làm chuỗi video này một cách công khai trên youtube thì Văn hoàn toàn có thể đóng gói lại thành một khóa học online để bán trên trang bán hàng của Văn.
Khi Văn đăng lên trang bán hàng thì mọi người chỉ cần điền thông tin, thanh toán, và vào học. Mọi thứ hoàn toàn tự động. Nó còn dễ hơn việc Văn đăng lên youtube nữa, bởi vì trên youtube thì Văn phải mất rất nhiều thời để trả lời comment cho các bạn.
Đối với kênh của Văn đang có hơn 100.000 người theo dõi thì việc kiếm từ khóa học như thế này sẽ cao hơn gấp nhiều so với số tiền youtube trả cho Văn.
Văn đã suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều, nhưng cuối cùng Văn chọn cách chia sẻ miễn phí với các bạn. Đây xem như là một món quà Văn dành tặng cho những bạn đang theo dõi kênh Văn.
Đối với những kênh youtube khác thì thường xuyên có give away quà này quà nọ cho người xem, nhưng kênh của Văn thì không có. Cái mà Văn có thể dành tặng cho các bạn đó là kiến thức của mình.
Sau này, nếu các bạn có thể sống đúng với ikigai của mình, mang lại giá trị cho xã hội, đạt được những thành công trong cuộc sống, thì có thể quay lại donate cho Văn, trong phần donate đó các bạn có thể chia sẻ lại cuộc hành trình của mình cho Văn biết.
Okay, đó là một vài điều Văn muốn tâm sự với các bạn. Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về ikigai là gì?
Bài 2: Ikigai Là Gì?
Trong bài viết này Văn sẽ giới thiệu với các bạn về ikigai, và cách mà ikigai đã thay đổi cuộc sống của Văn như thế nào.
1. IKIGAI Là Gì?
Ở đây Văn sẽ không đi sâu vào nguồn gốc của ikigai. Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở trên google hoặc youtube.
Tuy là các bạn có thể tìm thấy trên youtube hoặc google rất nhiều video và bài viết nói về ikigai. Nhưng các bạn sẽ không thể tìm thấy cách làm sao để tìm ra ikigai.
Nhiệm vụ chính của 30 video này đó là hướng dẫn các bạn cách làm sao để tìm ra ikigai.
Okay, bây giờ chúng ta hãy hiểu về ikigai một cách đơn giản như thế này. Ikigai là một lối sống của người nhật. Iki nghĩa là sống, gai là đáng.
Ikigai nghĩa đáng sống. Bạn có thể hiểu ikigai sống một của đời đáng sống. Hoặc bạn có thể hiểu ikigai là lý do khiến bạn phải thức dậy mỗi sáng.
2. Tại Sao Gọi Là Lý Do Thức Dậy Mỗi Sáng?
Bạn có nhớ còn nhỏ thì cái hôm trước khi đi chơi xa chúng ta rất là, nao nức háo hức được đi. Mong sao cho trời mau sáng để được đi chơi.
Thì khi bạn làm một công việc đúng với ikigai của mình thì bạn cũng sẽ có cái cảm giác như vậy.
Cảm giác háo hức thức dậy để bắt tay vào công việc của mình. Thì đó là lý do vì sao ikigai được gọi là đi tìm lý do bạn thức dậy mỗi sáng.
3. Tự Hỏi Bản Thân
Vậy bây giờ chúng ta hãy thành thật tự đặt cho mình một câu hỏi là. Công việc hiện tại của bạn có mang lại cho bạn cảm giác hưng phấn để thức dậy làm nó hay không?
Nếu câu trả lời là Không thì Văn nghĩ đây là lúc bạn nên tìm lại ikigai của mình.
Câu hỏi tiếp theo đó là vì sao ikigai lại mang đến cho chúng ta giác hứng khởi như vậy?
4. 4 Yếu Tố Tạo Nên Ikigai
Ikigai là một công việc hội tụ 4 yếu tố:
- Công việc đó mang lại hạnh phúc cho bạn
- Công việc đó đúng với thế mạnh của bạn
- Công việc đó mang lại giá trị người khác
- Công việc đó giúp bạn kiếm ra tiền
5. Ví Dụ Về Ikigai Của Văn
Để dễ hiểu thì Văn sẽ lấy ví dụ về ikigai của Văn.
Những điều khiến Văn cảm thấy hạnh phúc đó là: sự tự do, học hỏi, chia sẻ, sáng tạo, tự nhận thức.
Những thế mạnh của Văn bao gồm: khả năng nhìn ra vấn đề, khả năng truyền đạt, khả năng giải thích bằng câu chuyện, khả năng đồng cảm, khả năng lên kế hoạch.
Công việc đang kiếm ra tiền cho Văn đó là làm youtube, viết blog, và kinh doanh sản phẩm số. Nói một cách ngắn gọn đó là người sáng tạo nội dung trên internet.
Công việc này khiến Văn cảm thấy hạnh phúc nó cho Văn sự tự do. Tự do về thời gian vì Văn không phải làm công ty, tự do về việc ra quyết định vì không ai có thể ép Văn làm cái này, bắt Văn làm cái kia.
Công việc này cho phép Văn được liên tục học hỏi, bởi vì Văn phải có kiến thức thì Văn mới có thể sáng tạo nội dung.
Công việc này cho phép Văn chia sẻ kiến thức với mọi người thông qua video trên youtube và bài viết trên blog.
Công việc cho phép Văn được sáng tạo nội dung, sáng tạo cách truyền đạt, sáng tạo cách giải quyết vấn đề.
Công việc này cho phép Văn tự nhận thức về bản thân mình. Khi Văn xem lại video, Văn thấy chỗ nào chưa tốt Văn sẽ sửa, sau một hai năm khi xem lại những video cũ thì Văn sẽ thấy được sự trưởng thành và phát triển của mình.
Các bạn thấy đó, công việc Văn đang làm có những yếu tố khiến Văn cảm thấy hạnh phúc.
Tiếp theo là về thế mạnh bản thân. Khi làm sáng tạo nội dung trên youtube và blog thì Văn chọn làm về chủ đề phát triển bản thân, luật hấp dẫn và kỹ năng mềm.
Những chủ đề này đúng với thế mạnh của Văn đó là nhìn ra vấn đề cần giải quyết, truyền đạt kiến thức, giải thích bằng câu chuyện, đồng cảm với người xem, và lên kế hoạch.
Thì ở đây công việc mà Văn đang làm đã hội tụ được 2 vòng tròn đó là nó khiến Văn cảm thấy hạnh phúc và nó đúng với thế mạnh của Văn.
Vòng tròn thứ 3 đó là công việc này có kiếm ra tiền hay không? Công việc sáng tạo nội dung trên internet có thể giúp Văn kiếm được tiền từ quảng cáo của youtube, quảng trên blog, từ việc bán những sản phẩm số và tiền donate từ các bạn.
Vòng tròn thứ tư đó là công việc này có mang lại giá trị cho người khác hay không. Thì câu trả lời là có. Chuỗi 30 video này là một ví dụ, Văn mang lại giá trị cho người khác bằng cách hướng dẫn mọi người tìm ra ikigai của mình.
Thì đó là công việc mà Văn đang làm, công này giúp Văn cảm thấy hạnh phúc, đúng với thế mạnh của Văn, có thể kiếm ra tiền và mang lại giá trị cho người khác.
Nếu có ai đó hỏi Văn là có cảm thấy hạnh phúc, có cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm không? Thì câu trả lời chắc chắn là có.
Công việc này có tạo cho Văn sự hứng khởi mỗi sáng thức dậy hay không? Câu trả lời chắc chắn 100% là có.
Và trong 30 video này, Văn sẽ hướng dẫn các bạn cách mà Văn đã tìm ra ikigai của mình như thế nào.
Trong video tiếp theo, video thứ 3, Văn sẽ giới thiệu về những phương pháp mà chúng ta sẽ sử dụng, và những lưu ý để các bạn thực hành một cách hiệu quả nhất.
Và trong video thứ 4, chúng ta sẽ chính thức bước vào bài tập thực hành đầu tiên.
6. Chuyện Của Văn
Văn sinh ra trong một gia đình không giàu cũng không nghèo. Không nghèo tới nỗi phải ra đời bươn chải, làm lụng từ sớm. Và không giàu tới nỗi Văn được đi đây đi đó nhiều, được học thêm kỹ năng này kỹ năng kia, tiếng này tiếng kia.
Văn đúng kiểu là từ nhỏ tới lớn chỉ biết ăn với học luôn. Thì hậu quả là gì các bạn cũng biết rồi đó, Văn không có nhiều kiến thức xã hội, Văn không có nhiều trải nghiệm, rồi cũng không biết mình thích gì luôn.
Sau đó Văn thi đại học, vì không biết mình thích gì nên Văn chọn đại một ngành đang hót ở thời điểm đó là ngành công nghệ thông tin IT.
Lên đại học thì Văn cũng muốn đi làm thêm trải nghiệm này nọ nhưng mà nhà Văn đúng cái kiểu là học thì lo học chứ không có đi làm thêm, làm bớt gì hết.
Tới khi bước vào học đại học Văn vẫn chưa biết khái niệm chọn sai ngành là gì luôn. Sau này khi học tới năm 3 thì Văn mới cảm thấy có gì đó sai sai.
Văn thấy mình học rất là nghiêm túc, rất là chăm chỉ, chăm học hơn những bạn khác trong lớp, nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lại không bằng những bạn khác.
Ở đây thì sẽ có trường hợp là có một số bạn do lơ là việc học nên học không bằng người khác, thì đó là do các bạn đó chưa nỗ lực hết sức chứ không phải là do chọn sai ngành.
Còn trường hợp của Văn là Văn đã nỗ lực rất nhiều, thậm chí là Văn còn nhận được học bổng do điểm trung bình của Văn khá là cao.
Nhưng học bổng và điểm số này chỉ là trên lý thuyết, do Văn chăm học thì Văn được điểm cao thôi.
Sâu bên trong Văn vẫn cảm thấy là mình không có khiếu về công nghệ như những bạn khác.
Sau đó Văn mới bắt đầu tìm tòi và biết tới những bài trắc nghiệm nghề nghiệp. Rồi Văn nhận ra là mình chọn sai ngành. Lúc đó Văn chỉ biết là mình chọn sai ngành thôi chứ Văn chưa biết là mình thích gì cả.
Lúc này Văn bị rơi vào cái thế mà nghỉ cũng không được, vì học tới năm 3 rồi mà học tiếp thì cảm thấy rất là nản.
Các bạn nghe Văn kể nhẹ nhàng vậy thôi chứ điểm đó Văn cảm thấy rất là khủng hoảng rất là trầm cảm luôn. Mọi thứ nó cứ hoang mang, vô định, cả một thời kỳ đen tối Văn ko muốn nhớ lại luôn.
Sau đó một thời gian Văn quyết là mình sẽ tiếp tục học cho xong, bên cạnh đó Văn sẽ bước ra khỏi mình an toàn của mình, trải nghiệm nhiều hơn để xem là mình thật sự thích cái gì.
Lúc đó Văn bắt đầu đi làm thêm, làm phục vụ cho The Coffee House. Văn đi học thêm kỹ năng viết lách.
Sau khi học xong khóa học viết đó thì Văn ở lại làm cộng tác viên cho thầy luôn. Nhờ đó mà Văn quen biết thêm được nhiều anh chị học viên trong lớp.
Văn đó Văn kết hợp với một vài anh chị để đi viết sách thuê cho người có cộng đồng và muốn xây dựng thương hiệu cá nhân.
Nhờ có một nền tảng viết như vậy thì sau này Văn chuyển qua viết bài review cho những khóa học trên unica, kyna, edumall.
Những công việc này khiến Văn phải học rất nhiều khóa học khác nhau. Cứ như vậy nó đưa đẩy Văn tới những khóa học thức tỉnh mục đích sống, tìm lại lẽ sống và đam mê, ikigai, vv.
Nhờ cuộc hành trình đó mà Văn biết được những phương pháp để tìm ra ikigai.
Các bạn có biết là hiện tại có nhiều anh chị mặc dù lớn tuổi hơn Văn, có nhiều kiến thức hơn Văn, trải nghiệm nhiều hơn Văn nhưng vẫn cảm thấy hoang mang với mục đích sống của mình. Vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn với công việc mình đang làm.
Trong khi đó, Văn là một đứa bị gia đình gò bó, ít trải nghiệm, nhỏ tuổi, nhưng lại sớm tìm ra được công việc mình yêu thích, đúng với thế mạnh, kiếm ra tiền và mang lại giá trị cho người khác.
Lý do là vì Văn tìm ra được ikigai sớm hơn mọi người và biết được những phương pháp để tìm ra ikigai. Thì Văn chỉ hơn mọi người ở mỗi điểm này thôi.
Vì vậy mà Văn tin là nếu Văn đã có thể tìm ra được ikigai của mình, thì chắc chắn các bạn cũng sẽ tìm được, quan trọng là các bạn có kiên trì hay không mà thôi.
Bài 3: Sơ Đồ Đi Tìm Ikigai
Trong bài viết này Văn sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp mà chúng ta sẽ sử dụng để đi tìm ikigai và những kết quả mà chúng ta sẽ đạt được sau 30 bài viết này.
1. 6 Thứ Bạn Sẽ Tìm Ra
1.1. Giá Trị Cốt Lõi
Để tìm ra ikigai thì đầu tìm chúng ta sẽ tìm 5 giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi là những thứ khiến cho chúng ta cảm thấy phúc trong công việc và cuộc sống.
Ở video trước, Văn đã cho các bạn ví dụ về ikigai của Văn, trong đó, 5 giá trị cốt lõi của Văn bao gồm, sự tự do, học hỏi, chia sẻ, sáng tạo, và tự nhận thức.
Đây là 5 yếu tố giúp Văn cảm thấy hạnh phúc trong công việc và cuộc sống.
1.2. Thế Mạnh Bản Thân
Tiếp theo, sau khi tìm ra 5 giá trị cốt lõi, chúng ta sẽ đi tìm 5 thế mạnh bản thân. Ví dụ, 5 thế mạnh của Văn là khả năng nhìn ra giải quyết, khả năng truyền đạt, khả năng giải thích, khả năng đồng cảm, và khả năng lên kế hoạch.
1.3. Vùng Thiên Tài
Sau khi tìm ra 5 giá trị cốt lõi và 5 thế mạnh bản thân thì chúng ta sẽ kết hợp 10 yếu tố này lại để tìm ra 1 thứ gọi là vùng thiên tài.
Vùng thiên tài là một thế mạnh đặc biệt mà chỉ riêng bạn mới có, và tạo ra cho bạn một lợi thế cạnh tranh khi bạn bước chân vào bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn đã chọn.
Bởi vì điểm mạnh, điểm yếu thì chúng ta có thể học hỏi và cải thiện được, còn vùng thiên tài là một tài năng bẩm sinh, người khác rất khó copy khả năng đó của bạn.
Ví dụ, vùng thiên tài của Văn đó là biến những kiến thức trừu tượng thành từng bước đơn giản, dễ hiểu và có thể áp dụng vào thực tế.
1.4. Giá Trị Sống
Okay, sau khi đã tìm ra vùng thiên tài, chúng ta sẽ tìm giá trị sống (hay còn gọi là mục đích sống, lẽ sống, hoặc ý nghĩa cuộc sống).
Giá trị sống chính việc mang giá trị bản thân của chúng ta ra để cống hiến, để mang lại giá trị cho xã hội.
Giá trị bản thân của chúng ta gồm giá trị cốt lõi, thế mạnh, vùng thiên tài. Và chúng ta sẽ mang những thứ này ra sẽ chia sẻ cho những người xung quanh, cho xã hội. Thì đó gọi là giá trị sống.
Ví dụ, việc mà Văn đang làm đó là giúp những người xung quanh Văn phát triển bản thân, phát triển tâm thức, có những thói quen tốt, có những suy nghĩ tích cực. Thì đó chính là giá trị sống, là ý nghĩa cuộc sống, là lẽ sống của Văn.
1.5. Ikigai
Cuối cùng, sau khi đã tìm ra vùng thiên tài và giá trị sống thì chúng ta sẽ kết hợp 2 yếu tố này lại để tạo thành 1 câu ngắn gọn để thể hiện ikigai của chúng ta.
Ví dụ, khi các bạn vào blog của Văn thì trong phần giới thiệu bản thân, Văn luôn giới thiệu về IKIGAI của Văn, đó là “Giúp mọi người phát triển bản thân bằng cách biến những kiến thức trừu tượng thành đơn giản”.
Thì trong câu các bạn sẽ thấy có 2 vế, vế đầu tiên, giúp mọi người phát triển bản thân, thì đây chính là giá trị sống của Văn. Vế sau là biến những kiến thức trừu tượng thành đơn giản, thì đây là vùng thiên tài của Văn.
Khi kết hợp giá trị sống và vùng thiên tài, sẽ tạo thành 1 câu ngắn gọn thể hiện được ikigai của bạn. Và đó sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt các bạn đi đến ý nghĩa cuộc sống.
1.6. Phương Tiện
Thì tới đây chúng ta đã tìm ra ikigai của mình. Nhưng do sự phát triển của công nghệ nên chúng ta sẽ có thêm một yếu tố nữa, đó là phương tiện.
Phương tiện sẽ là thứ mang sẽ mang ikigai của bạn tiếp cần được với nhiều người. Ví dụ, khi chưa có sự phát triển của công nghệ, nếu Văn muốn chia sẻ kiến thức về luật hấp dẫn, thì Văn phải hẹn bạn Văn ra để nói chuyện. Thì kiến thức đó chỉ có thể tiếp cần được 1 người.
Nhưng hiện tại với sự phát triển của youtube, thì Văn chỉ cần quay thì một video là Văn đã có thể chia sẻ kiến thức tới rất nhiều người. Thì video chính là phương tiện giúp Văn mang ikigai của mình đến với nhiều người.
Nên khi các bạn đọc phần giới thiệu về Ikigai của Văn sẽ có thêm một vế đó là thông qua video và bài viết. Thì video và bài viết chính là phương tiện.
Tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau thì chúng ta sẽ có những phương tiện khác. Khi nào thực hành tới bài phương tiện thì Văn sẽ cho các bạn một số ví dụ cụ thể để các bạn dễ dàng lựa chọn.
1.7. Tạo Ra Thu Nhập Bằng Ikigai
Nãy giờ có một yếu tố mà Văn chưa đề cập tới, đó là sử dụng ikigai để tạo ra thu nhập. Thì nhờ vào phương tiện mà các bạn có thể mang ikigai của mình tiếp cận được nhiều. Và khi các bạn có thể mang ikigai của mình đến với nhiều người thì chắc chắn các bạn sẽ tạo ra được nhiều nguồn thu nhập.
Lý do vì sao thì Văn đã có giải thích trong video “3 bước tạo ra vô tận dòng chảy tiền bạc bằng luật hấp dẫn”. Các bạn có thể xem lại phần giải thích trong video đó.
Okay, thì đó là 6 thứ mà chúng ta sẽ đi tìm trong 30 bài viết này, bao gồm giá trị cốt lõi, thế mạnh bản thân, vùng thiên tài, giá trị sống, ikigai, và phương tiện.
2. Phương Pháp Thực Hành
Có 3 phương pháp chính mà chúng ta sẽ sử dụng đó là, journaling, tưởng tượng và một số bài trắc nghiệm tính cách.
Để tìm ra giá trị cốt lõi, chúng ta sẽ sử phương pháp journaling. Để tìm ra thế mạnh bản thân, chúng ta sẽ dùng một số bài trắc nghiệm tính cách.
Để tìm ra vùng thiên tài, giá trị sống, chúng ta sẽ dùng phương pháp journaling và phương pháp tưởng tượng.
Đến với kênh của Văn thì các bạn sẽ có những công cụ đặc biệt như là năng lượng, luật hấp dẫn, và sức mạnh tiềm thức.
Các bạn sẽ có dịp ứng dụng luật hấp dẫn, sức mạnh tiềm thức, và năng lượng vào thực tế.
Ví dụ chuỗi video gần nhất mà Văn làm đó là ứng dụng năng lượng vào quản lý thời gian. Còn trong chuỗi video này chúng ta sẽ ứng dụng sức mạnh tiềm thức và luật hấp dẫn để đi tìm ikigai.
3. Sức Mạnh Tiềm Thức
Một trong những lợi ích của việc vận dụng sức mạnh tiềm thức đó là, tiềm thức có mọi câu trả lời cho mọi câu hỏi của chúng ta.
Đối với một người, khi họ bắt đầu tự đặt cho mình những câu hỏi như là tôi là ai, tôi sinh ra để làm gì, ý nghĩa cuộc đời của tôi là gì.
Khi một người liên tục đặt ra những câu hỏi như vậy, không sớm thì muộn họ cũng tìm ra câu trả lời cho mình.
Trừ phi các bạn không có những câu hỏi này, thì đương nhiên các bạn sẽ không tìm được câu trả lời. Ví dụ như có một số người tới 50, 60 mới tự hỏi là mình sống trên đời này có ý nghĩa gì.
Nếu các bạn liên tục đặt những câu hỏi này trong đầu thì các bạn sẽ tìm được câu trả lời, nếu các bạn không có những câu hỏi này thì các bạn sẽ không có câu trả lời.
Thì đó là sức mạnh tiềm thức, tiềm thức luôn có câu trả lời cho những câu hỏi của các bạn.
Nhưng có một hạn chế, đó là nếu không có phương pháp thì có thể sẽ mất thời gian rất lâu để tiềm đưa ra câu trả lời.
Thì ở đây chúng ta sẽ sử phương pháp journaling, hay còn gọi là phương pháp viết bằng tiềm thức. Với phương pháp này, chúng ta sẽ liên tục đào bới tiềm thức để tìm ra câu trả lời.
Các bạn để ý là Văn sử dụng từ “đào bới”, thì phương pháp journaling này nó sẽ giống với mình một người đang đào bới một cái gì đó. Thì khi vào phần thức hành, các bạn sẽ cảm nhận được quá trình đào bới này diễn ra như thế nào.
4. Luật Hấp Dẫn
Khi bạn liên tục đặt ra những câu hỏi, tôi là ai, mục đích sống của tôi là gì? Thì là bạn đang tạo ra những rung động có cùng tần số điều mà bạn đang hỏi.
Khi đó, Luật hấp dẫn sẽ giúp bạn thu hút những thứ có cùng tần số với rung động mà bạn đang tạo ra.
Ví dụ, trước khi các bạn xem video này của Văn, thì trước đó các bạn cũng đã có những câu hỏi về mục đích sống trong đầu rồi. Thì khi các bạn liên tục đặt câu hỏi như vậy mà các bạn đã thu hút những bài viết này của Văn tới với các bạn.
Thì đó là cách mà luật hấp dẫn hoạt động. Luật hấp dẫn sẽ đóng vai trò thu hút về cho bạn những cơ hội có cùng tần số với thứ mà bạn đang tìm kiếm. Tiềm thức sẽ đóng vai trò tìm ra câu trả lời bên trong của chính bạn.
Thì đó cũng là cách mà chúng ta sẽ kết luật hấp dẫn và sức mạnh tiềm thức để tìm ra IKIGAI trong chuỗi 30 bài viết này.
Và đó là tất cả nội dung của bài viết ngày hôm nay. Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ chính thức bước vào bài tập thực hành đầu tiên.
Bài 4: Ngược Dòng Thời Gian Tìm Lại Đứa Trẻ Bên Trong
Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bài tập thực hành đầu tiên.
1. Giải Thích Bài Tập
Ở phần đầu tiên này chúng ta sẽ đi tìm giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi là những thứ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống và trong công việc.
Mỗi người chúng ta là duy nhất, chúng ta có những giá trị của riêng chúng ta. Vì vậy mà mỗi người sẽ có một tập giá trị cốt lõi khác nhau, không ai giống ai cả.
Nói về giá trị cốt lõi thì sẽ có khoảng hơn 200 giá trị để các bạn lựa chọn. Chúng ta sẽ chọn ra 5 trong hơn 200 giá trị đó.
Thì 5 giá trị cốt lõi đó Văn sẽ gọi chung là tập giá trị. Sau này khi Văn nói tới tập giá trị thì các bạn sẽ hiểu là 5 giá trị cốt lõi của mỗi người.
Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây đó là, làm sao chúng ta có thể chọn ra được 5 trong hơn 200 giá trị cốt lõi.
Văn có thể đưa ra cho bạn danh sách 200 giá trị cốt lõi để các bạn lựa chọn. Nhưng một vấn đề là có thể các bạn sẽ chọn sai.
Ở đây chúng ta cần vận dụng một kỹ năng, đó là kỹ năng ra quyết, quyết định xem chúng ta sẽ chọn cái gì.
Mà để đưa ra một quyết định đúng thì các bạn cần phải hiểu chính mình.
Thì để hiểu được bản thân mình, chúng ta sẽ có một bài tập gọi là ngược dòng thời gian để tìm lại đứa trẻ bên trong.
Đứa trẻ bên là con người chân thật nhất của bạn, nơi lưu giữ những ký ức đẹp nhất cũng như đau buồn nhất của bạn. Đứa trẻ bên trong bạn biết rất rõ cái gì làm bạn vui, cái gì làm bạn buồn.
Trong chuỗi bài viết về ikigai này chúng ta chỉ khai thác 1 khía cạnh của đứa trẻ bên trong đó là cái gì làm bạn vui, cái gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc.
Sau này Văn sẽ làm tiếp một chuỗi video về khu vườn tâm thức và quy tắc gieo hạt, khi đó đó chúng ta sẽ khai thác khía cạnh còn lại, đó là cái gì làm bạn buồn, cái gì làm bạn cảm thấy đau khổ.
Đây chính là nguyên nhân vì sao mà bạn đã gieo rất hạt giống tốt những hoài mà không thấy nó nở.
Khi bạn đã hiểu được đứa trẻ bên trong của mình thì bạn sẽ biết được cái gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc, khi bạn biết cái gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc thì bạn sẽ chọn ra được giá trị cốt lõi của mình.
2. Hướng Dẫn Thức Hành
Bạn hãy tìm 1 nơi yên tĩnh, ngồi xuống. Chuẩn bị một cuốn tập và một cây viết. Bạn có thể dùng điện thoại hoặc máy tính để gõ. Nhưng bạn phải chắc chắn là những thiết bị đó không làm gián bạn. Bởi vì khi journal thì chúng ta phải đảm bảo yếu tố liên tục không ngắt quãng.
Bây giờ, bạn hãy bắt đầu tưởng tượng là nếu bạn được bắt đầu lại cuộc sống của mình một lần nữa, với thân xác một đứa trẻ. Nhưng bạn được giữ lại tất cả những ký ức của hiện tại, những kiến thức, kinh nghiệm, sự thông thái mà bạn đang có. Hơn nữa, gia đình bạn sẽ có đầy đủ điều kiện tài chính và ba mẹ của bạn sẽ đồng ý tất cả những yêu cầu mà bạn đưa ra.
Vậy thì khi đó bạn sẽ bắt đầu lại cuộc sống của mình như thế nào. Bạn hãy dùng 15 phút để tưởng tượng về cái kịch bản này. Bạn có thể nhắm mắt hoặc mở để tưởng tượng, cái này là tùy vào thói quen của bạn.
Sau 15 phút tưởng tượng thì bạn hãy ghi tất cả những gì bạn bạn đã tưởng tượng ra giấy.
Sau đây là ví dụ của Văn.
3. Ví dụ
Năm mẫu giáo, kêu ba mẹ cho học tiếng anh, học đàn guitar, học võ.
Lên cấp 2, học thêm kỹ năng lập trình, đọc mỗi tuần 1 cuốn sách.
Lên cấp 3, tham gia một nhóm văn nghệ. Tích cực tham các hoạt động tình nguyện. Học chuyên toán lý anh để thi đại học. Học thêm về kỹ năng viết lách. Tạo một kênh youtube. Tỏ tình với nhỏ bạn trong lớp.
Lên đại học, bắt đầu kinh doanh online, làm cộng tác viên cho những người có tên tuổi để học thêm kỹ năng, để có thêm mối quan hệ. đầu tư chứng khoán, đầu tư bitcoin.
Ra đi làm, bắt đầu start up một dự án đó là ứng dụng đạo học vào cuộc sống. Mua quà cho người thân, gọi điện về nhà mỗi tuần 1 lần.
Okay, thì đây là một ví ngắn gọn của Văn, thực tế là nó sẽ dài hơn rất nhiều, nhưng nếu Văn cho các bạn ví dụ chi tiết quá thì các bạn sẽ bị dẫn dắt theo luồng suy nghĩ của Văn. Như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới việc tưởng tượng của các bạn.
Các bạn lưu ý đó là những thứ bạn ghi ra cần phải rõ ràng, cụ thể. Chứ không được trừu tượng. Ví dụ như chơi nhạc cụ thì phải là nhạc cụ gì. Bạn khởi nghiệp một dự án thì cụ thể đó dự án gì.
Điểm mấu chốt khi vận dụng sức mạnh tiềm thức đó là tiềm thức chỉ hiểu được những thứ có hình ảnh. Ví dụ, nếu bạn nói là chơi nhạc cụ thì tiềm thức sẽ không hiểu, vì nó mông lung quá.
Còn nếu bạn nói chơi guitar, thì trong đầu bạn sẽ hiện lên hình ảnh của cái guitar. Thì lúc tiềm thức hiểu bạn sẽ hiểu là bạn đang nói về việc chơi guitar.
Thì đó là một lưu ý trong quá trình ghi ra của các bạn. Sau đây sẽ là một số trải nghiệm của Văn về bài tập này.
4. Trải Nghiệm Cá Nhân
Văn nhớ là Văn có ghi là Văn sẽ học tiếng anh, học guitar, tìm hiểu về đầu tư tài chính, và học võ.
Điều kỳ diệu là những thứ Văn ghi ra đều đã trở thành sự thật.
Đầu tiên là Văn sang Philippines để học tiếng Anh. Và nó cho Văn rất nhiều trải nghiệm, quen được những người bạn thú vị.
Sau đó là em Văn cho Văn một cây đàn guitar cũ của nó (cũ nhưng mà là đàn xịn nha, mua cũng hơi đắt á) và Văn bắt đầu học chơi guitar.
Dạo gần thì các bạn cũng đã thấy sự bùng nổ của bitcoin. Trước đó Văn có đầu tư một ít nên cũng lời được một khoảng nho nhỏ.
Khi Văn học về kinh dịch thì thấy có sự liên quan giữa kinh dịch và thái cực quyền nên Văn quyết định đi học thái cực quyền để có thể hiểu hơn về kinh dịch.
Những ý định này thật sự Văn đã có trong đầu từ rất lâu rồi, nhưng qua thời gian, do bận học, do công việc, do nhiều thứ chi phối nên mình cũng dần lãng quên những ước muốn của đứa trẻ bên trong mình.
Từ đó mình không hiểu vì mà cuộc sống không có gì vui, không có gì thú vị nữa.
Sau này khi làm bài tập này thì luật hấp dẫn bắt đầu vận hành và vũ trụ mang đến những cơ hội rất là ngẫu nhiên để Văn có thể thực hiện những thứ mình đã ghi ra.
Ví dụ như là em Văn cho Văn cây đàn, Văn tìm hiểu về kinh dịch rồi dẫn Văn tới thái cực quyền. Giá đồng bitcoin đi ngang xuất 3 năm rồi bỗng nhiên tăng mạnh.
Thì đó chính là cách mà vũ trụ tạo ra cho bạn những cơ hội để bạn có thể đạt được điều mình muốn khi bạn vận dụng luật hấp dẫn.
5. Dặn Dò
Thì đó là một số trải nghiệm cá nhân của Văn về bài tập này. Sau khi các bạn làm xong bài tập này, nếu có bất cứ trải nghiệm nào muốn chia sẻ thì có thể comment bên dưới bài viết này.
Nhờ những chia sẻ của các bạn mà sau này, 1 năm 2 năm 3 năm nữa, những bạn xem sau có thể hiểu hơn về bài tập này. Đây cũng là cách mà các bạn gieo trồng những hạt giống.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ!!
Bài 5: Điều Quan Trọng Nhất Với Bạn Trong Cuộc Sống Này
Chào các bạn đến với bài thực hành thứ 2. Trước khi bước vào phần hướng dẫn thực hành thì Văn có 2 lưu ý với các bạn.
Lưu ý thứ nhất đó là các bạn không nên làm 2 bài tập liên tiếp trong cùng 1 ngày. Mỗi bài tập nên cách nhau 1 giấc ngủ.
Lưu ý thứ 2 đó là khi các bạn thực hành cần có sự liên tục. Ví dụ như là mỗi ngày các bạn 1 bài hoặc là cách 1 ngày các bạn làm 1 bài, 2 4 6, 3 5 7 gì đó.
Sẽ có một số bạn làm được 5 bài xong sau có nghỉ 1 tuần hoặc 1 tháng sau quay lại tiếp tục làm bài 6. Thì như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cho các bạn.
Giống như các bạn các bạn tập tạ hay các bạn học tiếng anh vậy, các bạn tập được 1 tuần rồi nghỉ nửa tháng, rồi quay lại tập tiếp. Như vậy nó sẽ không có kết quả, cái mấu chốt ở đây đó là sự đều đặn.
Thì để Văn giải thích một chút vì sao có 2 lưu ý này.
Chúng ta đang sử dụng sức mạnh tiềm thức để đi tìm ikigai, bởi vì tiềm thức chứa câu trả lời cho mọi câu hỏi của chúng ta.
Mà tiềm thức của chúng ta nó giống như một cái nhà sách chứa rất nhiều sách trong đó.
Nếu bạn nào hay đi nhà sách sẽ thấy một cách người ta sắp xếp sách rất là thông minh.
Người ta sẽ lựa ra những cuốn sách đang bán chạy nhất và đặt ngay cái cửa ra vào của nhà sách.
Để khi khách hàng bước vào nhà sách thì ngay lập tức họ thấy được cuốn sách mình cần mua. Đỡ phải mất thời thời gian đi tìm, cũng đỡ phải tốn công nhân viên hướng dẫn.
Thì tiềm thức của chúng ta cũng hoạt động như cái nhà sách vậy. Ví dụ như lúc các bạn dùng tiếng Anh nhiều thì các bạn phản xạ rất nhanh, vốn từ vựng rất nhiều.
Nhưng sau 1 thời gian các bạn không đụng tới tiếng anh thì các bạn lại mất đi những khả năng đó.
Bởi vì khi các bạn dùng tiếng Anh nhiều thì cái nhà sách tiềm thức của bạn sẽ ưu tiên chọn ra những quyển sách tiếng Anh đặt ra trước cửa, mỗi khi bạn cần dùng là bạn sẽ lấy được cuốn sách đó liền.
Thì quá trình đi tìm ikigai này của chúng ta cũng vậy, chúng ta cần tiềm thức chuẩn bị cho chúng ta những cuốn sách liên quan đến ikigai.
Và để làm được điều này thì các bạn cần suy nghĩ về ikigai của mình một cách liên tục trong ít nhất là từ 21 cho tới 30 ngày.
Thì đó là lý do vì sao các bạn cần phải thực hành một cách đều đặn.
Tiếp theo đó là tiềm thức của chúng ta sẽ hoạt động mạnh mẽ vào buổi tối. Bạn ngày các bạn làm bài tập, vào buổi tối, khi các bạn ngủ thì tiềm thức mới bắt đầu xử lý những thông tin liên quan tới bài tập.
Đó là lúc mà tiềm thức mới bắt đầu đi chọn những cuốn sách liên quan tới bài tập đó để đặt ra trước cửa cho bạn.
Thực chất là bài tập ngày hôm trước sẽ hỗ trợ cho bài tập của ngày hôm sau. Bởi vì trải qua một giấc ngủ, tiềm thức soạn ra những thông tin cần thiết cho bạn. Nhờ đó bạn sẽ hiểu bản thân mình hơn.
Vì vậy mà khi bạn làm bài tập tiếp theo thì độ chính xác sẽ cao hơn.
Đó là lý do vì sao mà các bạn không nên làm 2 bài tập cùng 1 ngày, mà tốt nhất là 2 bài tập nên cách nhau 1 giấc ngủ, như vậy sẽ hiệu quả nhất.
Thì đó là 2 lưu ý trong quá trình các bạn thực hành. Tất nhiên là Văn sẽ cố gắng ra video đều đặn để giữ sự liên tục cho các bạn.
2 lưu ý này chủ yếu là dành cho những bạn xem sau này, sau khi mà Văn đã hoàn thành xong 30 video. Khi đó các bạn sẽ rất dễ dồn 2 3 bài tập vào làm trong cùng 1 lúc. Như vậy sẽ không hiệu quả.
Okay, bây giờ chúng ta sẽ tới với bài tập thực hành thứ 2.
Trong bài tập này các bạn cũng chọn một chỗ yên tĩnh, 1 cuốn tập, 1 cây viết. Đặc biệt là các bạn hãy chuẩn bị thêm 1 cái đồng hồ bấm giờ. Hoặc bất cứ thứ gì có thể canh thời gian là được.
Bởi vì yếu tố thời gian trong bài tập này rất quan trọng. Các bạn phải đảm bảo là các bạn làm bài tập này tối thiểu là 30 phút, không được làm ít hơn 30 phút.
Trong 30 phút này, các bạn hãy liên tục hỏi bản thân mình 1 câu hỏi, đó là “Điều gì quan trọng nhất với tôi trong cuộc sống này?”
Các bạn lưu ý nha, không chỉ là quan trọng thôi mà phải là quan trọng nhất đối với bạn.
Các bạn hãy liên tục hỏi mình “Điều gì quan trọng nhất với tôi trong cuộc sống này”, “Điều gì quan trọng nhất với tôi trong cuộc sống này?”.
Và mỗi khi có một ý nghĩ gì đó lóe lên trong đầu, thì bạn hãy ngay lập tức ghi nó ra.
Văn lấy ví dụ.
Khi Văn tự hỏi mình điều gì quan trọng nhất với tôi trong cuộc sống này? Thì một ý nghĩ lóe ra trong đầu Văn đó là ba mẹ. Thì Văn sẽ viết qua giấy đó là ba mẹ.
Rồi Văn lại tiếp tục hỏi tiếp là điều gì quan trọng nhất với tôi trong cuộc sống này? Thì một ý nghĩ khác đó là sự tự do. Thì Văn sẽ ngay lập tức ghi ra sự tự do.
Ở đây không nhất thiết là 1 từ nha. Các bạn có thể ghi ra một câu dài cũng được. Ví dụ như là được đi vòng quanh thế giới. Hoặc là tạo ra một ứng dụng giúp đỡ trẻ em vùng núi. vv…
Bất cứ cái gì hiện ra trong đầu bạn thì bạn cứ việc ghi hết nó ra.
Bài tập này không có đúng, không có sai. Quan trọng là các bạn phải làm trong ít nhất 30 phút. Thời gian mới là điểm mấu chốt trong bài tập này.
Bời vì khi bước qua phút thứ 10 phút thứ 15 là các bạn đã cảm thấy không còn cái gì ghi nữa rồi.
Thì đó là lúc phần ý thức của các bạn không còn suy nghĩ được nữa, và lúc này câu trả lời sẽ đến từ tiềm thức của các bạn.
Sẽ có những câu trả lời đến từ tiềm thức làm các bạn ngạc nhiên là các bạn không ngờ là các bạn lại có những suy nghĩ như vậy luôn. Đó chính là lúc mà đứa trẻ bên trong của bạn lên tiếng.
Thì đây chính là bài tập của ngày hôm nay, mục đích của bài tập này là hỗ trợ cho bài tập tiếp theo. Bài tập tiếp theo chúng ta sẽ bắt đầu lựa chọn giá trị cốt lõi. Bài tập này sẽ giúp các bạn lựa chọn chính xác giá trị cốt lõi của mình là gì.
Bài 6: Lựa Chọn Giá Trị Cốt Lõi
Chào các bạn, trong bài viết này Văn sẽ hướng dẫn các bạn chọn ra giá trị cốt lõi. Để chọn ra giá trị cốt lõi thì chúng ta sẽ thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Đó là các bạn đọc lại những gì các bạn đã viết ra ở bài tập 1 và bài tập 2. Sau khi đọc xong các bạn hãy dành khoảng 10 phút để suy về những điều mình đã viết.
Bạn cứ dành ra 10 phút để ngẫm lại, bạn suy nghĩ bất cứ điều gì cũng được. Điều này sẽ giúp chúng ta thấm lại những nội dung của bài tập trước, khi đó việc lựa chọn của chúng ta sẽ chính xác hơn.
Bước 2: Là các bạn hãy vào blog của Văn, trong đó có 1 bài viết tên là danh sách 270 giá trị cốt lõi. Thì Văn sẽ để link của bài viết đó bên dưới phần mô tả của video.
Sau khi mở danh sách đó ra thì các bạn hãy vừa đọc vừa lựa chọn. Các bạn hãy chuẩn bị sẵn một cuốn tập và một cây viết kết bên.
Trong quá trình đọc từ trên xuống, khi có một từ nào đó mà bạn cảm thấy đồng điệu với nó, thì bạn hãy ghi từ cuốn tập của bạn.
Hoặc là bạn cảm thấy cái từ đó nó đang mô tả về bản chất con người bạn, thì bạn hãy ghi từ đó ra giấy.
Trong bước 2 này thì số lượng từ không quan trọng, các bạn cứ lựa chọn thoải mái, các bạn có thể chọn 10, 20, 30 từ gì đó cũng được. Miễn là bạn cảm thấy mình muốn chọn từ đó là được.
Bước 3:
Ở bước 3 này thì các bạn hãy bỏ danh sách 270 giá trị cốt lõi qua một bên, chúng ta sẽ sử dụng danh giá mà bạn đã chọn ra trong tập của bạn.
Lúc này, các bạn hãy nhìn vào từng giá trị mà bạn đã chọn và đặt một câu hỏi là: “Đây có phải là điều ý nghĩa nhất với tôi? Giá trị này có thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi hay không?”.
Các bạn hãy dùng 2 câu hỏi này để loại bỏ đi những giá trị không cần thiết và chỉ giữ lại đúng 10 giá trị cốt lõi mà thôi.
Bước 4:
Sau khi hoàn thành bước 3 thì bạn đã có trong tay 10 giá trị có ý nghĩa nhất đối với bạn. Bây giờ các bạn hãy hình dung 10 giá trị này giống như 10 cái trụ cột của một căn nhà, và sau này các bạn sẽ xây dựng cuộc sống của mình dựa trên 10 giá trị này.
Nó có nghĩa là thay vì lãng phí thời gian cho những thứ vô ích thì chúng ta dành thời đó cho những thứ có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của bạn.
Tới bước 4 này thì các bạn hãy nhìn lại 10 giá trị cốt lõi của mình một lần nữa và tự hỏi là liệu còn giá trị nào mà mình có thể bỏ đi hay không?
Nếu bạn loại bỏ giá trị đó mà vẫn cảm thấy đủ đầy, cảm thấy hạnh phúc trong của sống thì các bạn cứ bỏ bớt đi. Nếu bạn cảm thấy không thể bỏ được nữa thì bạn cứ giữ nguyên 10 giá trị đó của bạn.
Số lượng giá trị cốt lõi của một người thường dao động từ 5 cho tới 10 giá trị. Nếu bạn chọn nhiều quá thì bạn sẽ không có thời gian chăm lo cho những giá trị của mình.
Nếu bạn chọn ít quá thì nó sẽ không mang lại cảm giác hạnh phúc, cảm giác đủ đầy cho cuộc sống của bạn.
Vì vậy mà bạn nên có cho mình trong khoảng từ 5 tới 10 giá trị cốt lõi là đẹp nhất.
Okay, sau đây là 2 lưu ý cho các bạn khi thực hiện chọn những giá trị cốt lõi.
Lưu ý thứ nhất đó là trong quá trình chọn thì các bạn sẽ có cảm giác có một số từ gần như đồng nghĩa với nhau. Thì không phải là Văn cố ý làm cho danh sách này dài ra, mà mục đích là tạo ra sự đồng điệu để các bạn dễ lựa chọn.
Ví dụ như từ yên tĩnh và từ yên lặng, tuy là 2 từ này đồng nghĩa với nhau. Nhưng khi Văn đọc thì Văn có sự đồng điệu với từ yên lặng hơn là từ yên tĩnh. Có thể đối với những bạn khác thì sẽ ngược lại.
Vì vậy mà trong quá trình lựa chọn các bạn đừng thắc mắc vì sao có những từ gần như đồng nghĩa với nhau.
Lưu ý thứ 2 đó là những từ nào bạn không hiểu thì chứng tỏ những từ đó không thuộc tập giá trị của bạn, bạn cứ việc bỏ nó qua.
Chứ các bạn đừng mất thời gian tra google ý nghĩa của từ đó. Sau này chúng ta sẽ có một bài tập về định nghĩa giá trị cốt lõi.
Nếu bạn chọn một từ mà bạn không hiểu ý nghĩa thì bạn cũng sẽ không là được bài tập tiếp theo. Vì vậy mà từ nào bạn không hiểu nghĩa thì bạn cứ bỏ qua.
Hơn nữa là nếu bạn đã không hiểu nghĩa của từ đó chứng tỏ đó giờ cuộc sống của bạn không tồn tại những giá trị này, vì vậy mà bạn cũng không cần phải chọn nó.
Okay, thì đó là 4 bước và 2 lưu ý cho bài tập của ngày hôm nay. Với bài tập này thì chúng ta chỉ mới gọi tên được những giá trị cốt lõi của mình là gì thôi chứ chưa thấy được lợi ích gì cả.
Những bài tập tiếp theo Văn sẽ hướng dẫn các bạn cách khai thác và ứng dụng giá trị cốt lõi vào cuộc sống.
Bài 7: Định Nghĩa Giá Trị Cốt Lõi
Ở bài viết trước chúng ta đã lựa chọn ra từ 5 tới 10 giá trị cốt lõi. Nhưng hiện tại cái mà chúng ta có chỉ là tên gọi thôi, nó vẫn còn rất là trừu tượng, rất là mơ hồ.
Bài tập ngày hôm nay sẽ giúp các bạn làm rõ giá trị cốt lõi của mình là gì. Khi mọi thứ trở nên rõ ràng, cụ thể thì chúng ta mới có thể ứng dụng nó vào cuộc sống được.
Thì để làm rõ những giá trị cốt lõi mà các bạn đã lựa chọn thì Văn sẽ chia thành 3 bước nhỏ để các bạn dễ dàng theo dõi và thực hành.
Bước 1: Đối với mỗi giá trị mà các bạn đã lựa chọn thì các bạn hãy đặt ra một câu hỏi là “Những hành động cụ thể gắn liền với giá trị này là gì?”.
Sau đó, các bạn hãy ghi ra những hành động cụ thể gắn liền với giá trị mà các bạn đã chọn.
Văn lấy ví dụ, một trong những giá trị cốt lõi của Văn là sáng tạo, đối với Văn thì những hành động cụ thể gắn liền với sáng tạo là:
- Sáng tạo nội dung
- Sáng tạo cách giải thích
- Sáng tạo phương pháp giải quyết vấn đề
- Sáng tạo trong kinh doanh
Ví dụ, giá trị cốt lõi của Văn là học hỏi, thì hành động gắng với học hỏi là:
- Được nói chuyện với những người đã thành công trong lĩnh vực họ đang làm
- Đọc sách
- Đọc tài liệu trên internet
- Học những khóa học online offline
- Học từ chính trải nghiệm bản thân
Một ví dụ nữa, giá trị cốt lõi của Văn là chia sẻ thì hành động gắn liền với chia sẻ là:
- Chia sẻ kiến thức hay mà mình đã học
- Chia sẻ những trải nghiệm thực tế của bản thân
- Chia sẻ một phần thu nhập của mình
- Chia sẻ bằng bài viết
- Chia sẻ bằng cách làm video
- Chia sẻ trực tiếp 1 vs 1
Các bạn lưu ý là ở đây chúng ta không có đúng sai, mỗi người sẽ có một cách hiểu riêng về giá trị mà mình đã lựa chọn.
Ví dụ, Văn định nghĩa sự tự do là tự do trong tâm trí, tự do biểu lộ cảm xúc, tự do ra quyết định.
Còn đối với một số bạn khác thì tự do sẽ là tự do về thời gian, tự do về không gian, tự do đi đây đi đó.
Thì mỗi người chúng ta sẽ có một cách định nghĩa khác nhau, không ai giống ai cả. Vì sao các bạn lựa chọn giá trị đó thì bạn cứ định nghĩa theo cách bạn bạn hiểu.
Thì các bạn hãy liệt kê tương tự như vậy cho tất cả những giá trị mà các bạn đã lựa. Sau khi liệt kê xong các bạn sẽ thấy những giá trị cốt lõi của các bạn bắt đầu trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.
Sau khi đã rõ ràng rồi thì trong những bài tập tiếp theo Văn sẽ hướng dẫn các áp dụng những giá trị này nào cuộc sống.
Bước 2: Tiếp theo, tới bước 2 đó là sẽ có những trường hợp các bạn không biết thể liệt kê ra những hành động nào gắn liền với giá trị đó cả.
Có thể là do bạn học được ở đâu đó, hoặc ai đó nói bạn nghe rồi bạn cảm thấy giá trị đó nó hay hay rồi bạn chọn. Chứ thực tế bạn chưa hề trải nghiệm trị này trong cuộc sống. Thì đó là lý do bạn không thể liệt kê ra những hành động gắn liền với giá trị đó.
Thì điều này có nghĩa là giá trị đó không thuộc về bạn, bạn nên loại bỏ giá trị đó ra khỏi danh sách của mình và lựa chọn một giá trị khác.
Các bạn đừng quan trọng hóa việc thay đổi tập giá trị. Bởi vì tập giá trị sẽ thay đổi theo độ trưởng thành của chúng ta. Ví dụ hiện tại Văn chưa có gia đình, nhưng sau này Văn có vợ có con thì trong tập giá trị của Văn sẽ có thêm yếu tố gia đình trong đó.
Vì vậy mà cứ cách khoảng 5 năm thì chúng ta nên đánh giá lại tập giá trị của mình một lần. Tùy vào những trải nghiệm vui buồn, hạnh phúc, tổn thương mà các bạn gặp phải trong cuộc sống thì sẽ có 1 2 giá trị mất đi và 1, 2 giá trị mới được thêm vào.
Tóm lại ở bước 2 này nếu các bạn không rõ những hành động cụ thể của giá trị đó là gì thì các bạn hãy lựa chọn 1 giá trị khác để thay thế.
Bước 3: Tiếp theo tới bước 3, sau khi hoàn thành bước 1 và 2 thì các bạn đã một danh sách những hành động cụ thể cho từng giá trị.
Các bạn hãy đọc lại từ trên xuống dưới 1 lần. Nếu có những giá trị nào mà các bạn cảm thấy những hành động mà bạn liệt kê mà nó na ná, nó gần giống nhau. Thì các bạn nhập nó lại thành một.
Văn lấy ví dụ cho dễ hiểu, ví dụ như trong tập giá trị của các bạn có sự tự do và khám phá. Thì hành động gắng liên với sự tự do của các bạn là được đi đây đi đó, được đi du lịch, được khám phá những vùng đất mới.
Còn những hành động gắn liền với khám phá của bạn là được đi tới mọi nơi trên thế giới, khám phá những văn hóa mới, gặp gỡ những con người mới.
Thì trong 2 giá trị này nó đang có những hành động gần giống nhau, thì lúc này các bạn hãy giữ lại 1 giá trị thôi, và chuyển những hành động nằm trong giá trị mà các bạn đã loại bỏ sáng giá trị còn lại.
Ví dụ Văn bỏ sự tự do và giữ lại khám phá thì Văn sẽ có những hành động cho sự khám phá là:
- Được đi đây đi đó
- Đi du lịch
- Khám phá những vùng đất mới
- Đi tới mọi nơi trên thế giới
- Khám phá những văn hóa mới
- Gặp gỡ những con người mới
Thì bước 3 này sẽ các bạn phân biệt rõ ràng từng giá trị với nhau, tránh được sự trùng lặp giữa các giá trị, nhờ vậy mà sau này việc ứng dụng của các bạn cũng dễ dàng hơn. Nó đỡ bị nhập nhằng với nhau.
Bài 8: Đánh Giá Giá Trị Cốt Lõi
Bài tập hôm nay sẽ là bài tập nhẹ nhàng nhất trong tất cả các bài tập nên sẽ không mất quá nhiều thời gian để Văn hướng dẫn cho các bạn.
Vì vậy mà Văn xin 2 phút để nói ngoài lề một chút. Hy vọng có thể tiếp thêm động lực cho mọi người đi tiếp cuộc hành trình này.
Nếu bạn nào còn nhớ thì ở trong video đầu tiên Văn có nói về quy luật 80/20. Trong số 10 người thì chỉ có khoảng 2 người cảm hạnh phúc với công việc mình đang làm. Và cuộc sống cũng vậy, cứ 10 thì chỉ có khoảng 2 người cảm thấy đủ đầy với cuộc sống của mình.
Và Văn cũng có nói là số lượng người theo dõi chuỗi 30 video này sẽ rơi rụng dần theo thời gian. Cuối cùng thì chỉ còn lại khoảng 20% số lượng người ban đầu mà thôi.
Thì các bạn có thể nhìn lại từ video thứ nhất cho tới video hôm nay xem Văn nói có đúng không. Tại thời điểm Văn làm video thứ 8 này thì video đầu tiên có 20k lượt xem. Và số lượt xem giảm dần chỉ còn khoảng 4 nghìn lượt xem.
Thì các bạn thấy đó, con đường để tìm ra lý do thức dậy mỗi sáng, con đường đi tới ý nghĩa cuộc sống, đâu phải ai cũng có thể đi được.
Các bạn vẫn còn ở đây, vẫn còn thực hành bài tập này, chứng tỏ các bạn đang đi trên một còn đường không phải ai cũng đi được.
Văn cũng không chắc là con đường này sẽ dẫn các bạn đi tới đâu, nhưng ít ra các bạn đã đi và kiên trì đi tới cùng.
Thì công thức thành công nó chỉ đơn giản nằm ở 2 chữ kiên trì thôi các bạn. Dù cho các bạn không tìm được IKIGAI của mình, nhưng ít ra các bạn đã rèn được cho mình tính kiên trì.
Thì các bạn đã có tố chất của người thành công rồi. Sau này các bạn làm gì cũng sẽ thành quả mà thôi.
Công thức thành công này không phải là Văn bịa ra, mà đã có rất nhiều người thành công nhắc tới rồi, các bạn có thể vào blog của Văn để đọc thêm bài viết về sự kiên trì.
Tóm lại, ý của Văn là hy vọng các bạn có thể đi tới cùng. Một là các bạn sẽ tìm ra IKIGAI của mình. Hai là dù các bạn không tìm được IKIGAI thì các bạn đã rèn được cho mình tính kiên trì. Ba là các bạn vừa rèn được tính kiên trì vừa tìm ra được IKIGAI của mình.
Okay, quay lại với bài tập của ngày hôm nay. Bài tập ngày hôm nay chúng ta sẽ chấm điểm cho những giá trị cốt lõi của mình.
Các bạn hãy nhìn vào từng giá trị của các bạn và đặt câu hỏi là: “Hiện tại tôi đang sống với giá trị này được bao nhiêu phần trăm rồi?”.
Văn lấy ví dụ, trong tập giá trị của Văn có giá trị là học hỏi. Và hiện tại ngày Văn đều được học một điều gì đó mới mẻ từ việc được sách hoặc nghe sách nói.
Mỗi tháng Văn sẽ học một khóa học online, mỗi năm thì Văn sẽ tham gia một khóa học offline chuyên sâu. Thì với Văn như vậy lá quá đủ rồi, thì Văn sẽ cho giá trị này là 100%.
Một ví dụ khác về sự tự do, đối với Văn sự tự do là được tự do sáng tạo, tự do ra quyết định. Ví dụ hiện tại Văn không phải đang làm việc tự do mà đang làm cho một ông xếp nào đó. Và mỗi lần Văn đưa ra ý kiến đều bị bát bỏ, Văn phải làm việc theo khuôn khổ và không được sáng tạo gì hết. Thì Văn sẽ cho giá trị này là 0%.
Ví dụ văn có một giá trị là sức khỏe. Hiện tại Văn đều tập thể dục mỗi buổi sáng, Văn ăn uống những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng chỉ có điều là công ty toàn xếp Văn vào làm ca đếm mà thôi.
Nếu Văn được ngủ đúng giờ nữa thì Văn sẽ cho giá trị sức khỏe là 100%. Nhưng vì Văn phải làm ca đêm và nó ảnh hưởng tới giấc ngủ của Văn. Nên Văn chỉ cho giá trị này là 70% thôi.
Thì bạn hãy nhìn vào từng giá trị của các mình và đặt câu hỏi là: “Hiện tại tôi đang sống với giá trị này được bao nhiêu phần trăm rồi?”.
Ở đây các bạn chỉ cần cho điểm bằng cách sự ước lượng của các bạn thôi. Các bạn cảm nhận như thế nào thì các bạn cứ cho điểm như thế đó.
Mục đích của bài tập này là phục vụ cho bài tập tiếp theo là mô tả giá trị cốt lõi. Bài tập tiếp theo là một bài tập rất quan trọng. Có thể nói bài tập tiếp theo là bài tập chính trong phần giá trị cốt lõi. Và trong bài tập tiếp theo có cả yếu tố luật hấp dẫn trong đó nữa.
Bài 9: Mô Tả Giá Trị Cốt Lõi
Bài tập ngày hôm nay sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức và giấy mực của các bạn. Đổi lại, các bạn sẽ có một kết quả ngoài sự mong đợi. Kết quả như thế nào thì văn sẽ giải thích ở cuối video, trước tiên thì chúng ta sẽ tới với phần bài tập trước đã.
Video ngày hôm nay Văn sẽ chia thành 2 phần. Phần đầu là hướng dẫn các bạn cách thực hành. Phần 2 Văn sẽ giải về tác dụng của bài tập ngày hôm nay và luật hấp dẫn hoạt động như thế nào trong bài tập này.
Để đảm bảo hiệu quả cho bài tập này thì các bạn phải làm bài tập trước, sau đó mới được nghe phần giải thích.
Có nghĩa là bây giờ Văn sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hành, sau đó các bạn dừng video lại và thực hành. Và chỉ khi nào các bạn đã hoàn thành xong bài thì các bạn mới được nghe phần giải.
Bởi vì nếu như các bạn nghe phần giải thích trước rồi mới làm bài tập, thì những thứ bạn mô tả sẽ không còn là 100% những suy nghĩ nguyên thủy của các bạn nữa. Mà nó sẽ bị chi phối theo phần giải thích của Văn.
Nên các bạn phải đảm bảo hoàn thành bài tập này trước khi nghe phần giải. Okay, bây giờ Văn sẽ hướng dẫn các bạn thực hành.
Để làm được bài tập ngày hôm nay thì các bạn phải dùng dữ liệu của bài tập định nghĩa giá trị cốt lõi và bài đánh giá giá trị cốt lõi.
Ở bài tập này chúng ta sẽ mô tả về giá trị cốt lõi. Mà để mô tả được thì lấy nội dung ở phần định nghĩa là sườn bài, và dùng số phần trăm mà các bạn đã đánh giá để làm thước đo.
Trong bài tập này, các bạn hãy nhìn vào từng giá trị cốt lõi của mình và đặt câu hỏi là: “Sẽ thế nào nếu tôi được sống trọn vẹn 100% với giá trị này?”.
Đối với mỗi giá trị, các bạn hãy viết một đoạn để mô tả giá trị đó. Ở bài tập định nghĩa giá trị cốt lõi thì các bạn đã liệt kê ra những ý chính rồi. Thì từ những ý chính đó, các bạn hãy suy nghĩ và viết ra thành một đoạn để mô tả tương lai của bạn.
Tương lai này, bạn sẽ làm những gì để được sống trọn vẹn 100% với giá trị cốt lõi của mình?
Okay, ví dụ. Trong tập giá trị của Văn có một giá trị là sự học hỏi. Thì ở bài định nghĩa giá trị cốt lõi của Văn thì Văn đã định nghĩa sự học hỏi là đọc sách, nói chuyện với người thành công, tham gia những khóa học online và offline, học từ trải nghiệm bản thân.
Tiếp theo, ví dụ như trong bài đánh giá giá trị cốt lõi thì Văn cho giá trị này là 10%. Bởi vì công việc của Văn rất bận và không có thời gian dành cho việc học, mỗi tháng chỉ đọc được nửa cuốn sách mà thôi, nên Văn cho giá trị này là 10%.
Thì đó là 2 dữ liệu mà chúng ta đã có ở 2 bài tập trước. Bây giờ Văn sẽ tự hỏi mình là: “Sẽ thế nào nếu tôi được sống trọn vẹn 100% với giá trị này?”.
Thì hiện tại Văn chỉ đang sống được 10% với sự học hỏi mà thôi. Nếu được 100% thì sẽ như thế này:
Nếu được sống 100% với sự học hỏi. Mỗi ngày, tôi sẽ dành ra ít nhất 30 phút để đọc sách giấy, ebook, hoặc nghe sách nói. Mỗi tháng, tôi sẽ học ít nhất một khóa online. Mỗi năm tôi sẽ tham gia ít nhất 1 khóa học offline chuyên sâu. Mỗi 3 tháng tôi sẽ dành thời gian để viết những bài ra tôi đã chiêm nghiệm được trong 3 tháng qua. Mỗi năm tôi sẽ có ít 2 cuộc trò chuyện với 2 người đã thành công trong lĩnh vực của họ.
Thì đó là một ví dụ khi các bạn mô tả giá trị cốt lõi của mình. Một yếu tố rất quan trọng khi các bạn mô tả đó là tần suất hành động của các bạn.
Khi các bạn đọc lại những mô tả của Văn thì các bạn sẽ thấy đó là với mỗi hành động sẽ đi kèm theo một tần suất hành động. Ví dụ như là mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi 3 tháng, mỗi năm. Thì đó là cụm từ mô tả tần suất.
Tần suất này nhiều hay ít là phụ thuộc vào mỗi người. Ví dụ như đối với Văn thì mỗi năm Văn được học 1 khóa offline chuyên sâu là Văn thấy đủ hạnh phúc rồi.
Còn đối với một bạn khác thì tần suất như vậy là còn ít. Phải học 3 khóa học một năm thì mới cảm thấy đủ. Thì các bạn hãy chọn tần suất là 3 khóa học một năm. Hoặc là mỗi 4 tháng sẽ tham gia 1 khóa học.
Thì việc mô tả này cũng rất là đơn giản. Các bạn cứ lấy nội dung trong bài tập định nghĩa giá trị cốt lõi, sau đó cho thêm tần suất thực hiện vào. Kết hợp các ý lại với nhau. Như vậy là các bạn đã ra được một đoạn văn mô tả giá trị cốt lõi.
Okay, bây giờ các bạn hãy dừng video tại đây, và bắt đầu mô tả từng giá trị cốt lõi của các bạn. Sau khi mô tả xong thì các bạn hãy quay lại video này và nghe tiếp phần giải thích về ý nghĩa của bài tập này.
Nếu bạn nào đã xem video về 5 cách lập trình lại tiềm thức sẽ biết là bài tập mà bạn vừa làm chính là phương pháp scripting.
Ví dụ như hiện tại các bạn chỉ đang sống với 10% giá trị cốt lõi của mình. Khi các bạn thực hiện phương pháp scripting này thì luật hấp dẫn sẽ mang đến cho bạn những cơ hội để bạn biến những thứ mà bạn đã ghi ra trở thành sự thật.
Thời điểm mà Văn làm bài tập này thì những giá trị cốt lõi của Văn nó chỉ nằm ở mức 30, 40, 50% mà thôi. Nhưng sau 3 năm nhìn lại thì hiện tại Văn đang sống ở mức trên 90% giá trị cốt lõi của mình.
Trong tập giá trị của Văn có sự tự do. Và hiện tại Văn đang làm một công việc tự do. Văn được tự chủ 100% quyết định của mình. Văn muốn làm thì làm Văn muốn nghỉ thì nghỉ.
Văn có thể làm việc ở bất cứ đâu mà Văn muốn. Lúc thì Văn làm việc ở Sài Gòn, lúc thì Văn ở Biên Hòa, lúc thì Văn về Bến Tre, lúc thì Văn lên Đà Lạt, lúc thì Văn ra Vũng Tàu.
Văn biết là để các bạn thực hành 30 video này một cách hiệu quả thì Văn phải ra video một cách đều đặn. Nếu như thường lệ thì 1 tuần Văn mới ra 1 video. Với tần suất này thì chắc chắn các bạn sẽ bỏ cuộc hết mà thôi.
Để tập trung thì Văn đã thuê một cái homestay trên Đà Lạt và ở một tháng trên này. Nhờ vậy mà cứ mỗi 2 ngày Văn ra được 1 video cho các bạn.
Tất cả là nhờ vào hiện tại Văn đang sống với 100% giá trị tự do của mình. Tự do ra quyết định, tự do về thời gian, tự do về không gian.
Và những giá trị còn lại của Văn như là học hỏi, chia sẻ, sáng tạo, tự nhận thức cũng vậy, nó đã diễn ra y như những gì mà Văn đã mô tả trong bài tập này.
Đối với giá trị học hỏi thì Văn đã từng làm công việc tiếp liên kết cho những khóa học online, thì Văn được học miễn phí rất nhiều khóa học khác nhau.
Khi kênh của Văn đạt được 10k bạn đăng ký thì bắt đầu có nhiều anh chị chủ động tìm tới Văn để trao đổi kinh nghiệm. Văn chia sẻ kinh nghiệm cho họ, đổi lại họ cũng chia sẻ kiến thức của họ cho Văn.
Hai giá trị khác của Văn đó là sáng tạo và chia sẻ. Thì các bạn cũng biết rồi đó, công việc Văn đang làm đó là sáng tạo nội dung trên internet. Và Văn có thể chia sẻ kiến thức của mình thông qua việc làm youtube và viết blog.
Giá trị còn lại của Văn là tự nhận thức. Bởi vì Văn làm việc sô lô một mình, Văn không phải nhờ cậy đồng nghiệp, không phải phụ thuộc vào những mối quan hệ. Nên việc chọn lọc bạn bè của Văn rất kỹ.
Khi Văn có những mối quan hệ chất lượng, thì điều đó giúp cho quá trình tự nhận thức đi đúng hướng hơn và không bị lệch lạc. Và ngược lại, khi xung quanh bạn có những mối quan hệ không chất lượng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tự nhận thức của các bạn.
Thì các bạn thấy đó. Bài tập này sẽ mang lại cho các bạn 2 lợi ích. Thứ nhất, các bạn sẽ biết cách ứng dụng những giá trị cốt lõi của mình vào cuộc sống như thế nào. Thứ 2, luật hấp dẫn sẽ mang đến cho bạn những cơ hội để biến những điều bạn đã viết ra trở thành sự thật.
Mà bạn nào đã xem video 5 bước thực hành luật hấp dẫn thì cũng biết rồi đó. Để luật hấp dẫn hoạt động thì bước đầu tiên đó chính là hành động. Các bạn mô tả giá trị cốt lõi của các bạn xong, rồi các bạn bỏ đó và chờ tất cả sẽ trở thành sự thật thì điều đó là không thể.
Mà các bạn phải hành động. Các bạn hãy đọc lại phần mô tả của mình và xem xem có điều gì mà các bạn thực hiện được hay không. Nếu có, thì các bạn hãy hành động, hãy ứng dụng nó vào cuộc sống.
Không những vậy, các bạn hãy xem lại xem trong những thói quen của các bạn thì có thói quen nào đang lãng phí thời gian của các bạn hay không. Nếu có thì hãy thay thế nó bằng một hành động trong giá trị cốt lõi của các bạn.
Các bạn biết đó, giá trị cốt lõi là thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống, mà các bạn còn dành thời gian để sống với nó, thì đừng hỏi vì sao cuộc sống này không có gì hạnh phúc cả.
Các bạn đừng ép mình phải thực hiện tất cả những hành động mà các bạn đã viết ra. Hãy cứ làm những việc đơn giản trước. Từ từ, khi các bạn bắt đầu có cùng tần số với giá trị cốt lõi của mình thì luật hấp dẫn mang đến những cơ hội tiếp theo cho bạn.
Từ từ rồi bạn cũng có cơ hội hiện thực hóa tất cả những thứ mà bạn đã viết ra trong bài tập ngày hôm nay.
Bài 10: Dùng Tiền Mua Hạnh Phúc
Vậy là chúng ta đã đi được ⅓ cuộc hành trình. Trong phần 1, chúng ta đã đi tìm giá trị cốt lõi và cách ứng dụng những giá trị cốt lõi này vào cuộc sống như thế nào.
Trong phần 2, chúng ta sẽ đi khám phá thế mạnh bản thân và vùng thiên tài. Trong phần 3, chúng ta sẽ đi tìm ikigai dựa trên những giá trị cốt lõi và thế mạnh của các bạn.
Trong video ngày hôm nay, chúng ta sẽ không có bài tập. Thay vào đó, chúng ta sẽ bàn về ý nghĩa của những giá trị cốt lõi và đi câu trả lời cho 2 câu hỏi đó là tiền nhiều để làm gì và tiền có mua được hạnh phúc hay không?
Văn tin là sau khi các bạn đã xác định được những giá trị cốt lõi của mình thì các bạn sẽ cảm thấy 2 câu hỏi này là 2 câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn.
Để Văn giải thích cho các bạn vì sao Văn lại nói 2 câu hỏi thật ngớ ngẩn. Câu hỏi đầu tiên đó là tiền nhiều để làm gì?
Con người của chúng ta dù làm kỳ điều gì, dù là kiếm tiền, dù là kiếm danh tiếng, dù là cống hiến cho xã hội. Thì mục đích cuối cùng đằng sau những hành động này vẫn là muốn bản thân mình có được cảm giác hạnh phúc.
Vậy tiền nhiều để làm gì? Câu trả lời là tiền nhiều để mua sự hạnh phúc. Điều này dẫn tới câu hỏi thứ 2, đó là tiền có mua được hạnh phúc hay không?
Thì tới đây các bạn bạn có thấy câu hỏi này ngớ ngẩn chưa? Cái người đặt ra câu hỏi này người ta chỉ đang nhìn thấy vấn ở phần ngọn chứ không phải ở phần gốc.
Nếu bạn nhìn ra được gốc rễ của vấn đề thì bạn sẽ đặt câu hỏi đó là “Mua gì để được hạnh phúc?”.
Ví dụ như sáng nay, bạn đi mua đồ ăn sáng cho bạn gái của mình. Trong bóp của bạn có tiền và tiền của bạn có thể mua được đồ ăn sáng.
Bạn mua một tô bún riêu và cho bạn gái của mình. Nhưng vấn đề là bạn gái của bạn rất ghét ăn bún, bạn ấy chỉ thích ăn phở thôi.
Các bạn thấy đó. Tiền hoàn toàn có thể mua được đồ ăn sáng, nhưng mua gì để bạn gái của mình vui mới là vấn đề.
Thì quay lại với câu hỏi tiền có mua được hạnh phúc hay không? Tiền hoàn toàn có thể mua được hạnh? Nhưng vấn đề là mua gì để được hạnh phúc thì đó mới là câu hỏi cần phải hỏi.
Và bởi vì hầu như đa số chúng ta không biết mua gì để được hạnh phúc nên chúng ta mới có câu hỏi tiền có mua được hạnh phúc hay không?
Bởi vì chúng ta không biết mua gì để được hạnh phúc nên mới cho trường hợp, người có nhiều tiền vẫn cảm thấy không hạnh phúc, và người có ít cũng cảm thấy không hạnh phúc. Vì ở nhóm này, họ không biết mua gì để được hạnh phúc.
Ngược lại, cũng có trường cả người có nhiều lẫn người có ít tiền đều cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống của họ. Bởi vì ở nhóm này, họ biết mua gì để cho bản thân mình cảm thấy học phúc.
Nếu bạn đã biết bản thân mình thích ăn phở. Khi nào có ít tiền thì bạn cứ kêu một tô thường. Khi có nhiều tiền, bạn hãy kêu một tô phở đặc.
Dù cho phở thường hay phở đặc biệt thì cũng đều là phở, bạn vẫn cảm thấy ngon khi ăn phở.
Còn nếu như các bạn đã ghét ăn bún riêu rồi thì cho dù đó là tô đặc biết thì các bạn vẫn cảm thấy nó không ngon.
Khi các bạn đã xác định được giá trị cốt lõi của mình thì các bạn đã biết được điều gì khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.
Khi đó các bạn hãy dùng tiền để mua những giá trị cốt lõi của mình. Có nhiều mua nhiều, có ít mua ít. Thậm chí là không cần phải tốn tiền.
Ví dụ như giá trị cốt lõi của bạn là sức khỏe. Để có sức khỏe thì bạn phải tập thể thao đều đặn. Nếu bạn có nhiều tiền thì bạn có thể tới phòng tập chuyên dụng, thuê huấn luyện viên sức khỏe. Nếu bạn không có tiền thì bạn có thể tập thể dục tại nhà hoặc chạy bộ quanh công viên.
Văn có một nhỏ bạn, nó rất thích đi du lịch. Mỗi lần gặp Văn là nó nói Văn bị khùng, không biết tận hưởng cuộc sống. Tại vì Văn rất ít đi chơi, nếu có đi du lịch thì Văn cũng sẽ đi một mình.
Không phải là Văn không biết tận hưởng cuộc sống. Mà thật sự là Văn không thích đi du lịch, thay vì đi du lịch thì cho Văn nằm ở nhà ngủ Văn còn thích hơn.
Nhưng nếu như trong chuyến du lịch đó có kết thêm một khóa học hoặc một khóa huấn luyện kỹ năng thì Văn lại thích. Vì nó có giá trị học hỏi ở trong đó.
Nếu như thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc là được ở gần gia đình, là được chăm sóc vợ con. Mà công việc của bạn đòi hỏi lúc nào cũng phải đi công tác xa. Vậy thì cho dù công việc đó có trả cho bạn nhiều tiền thì bạn có thấy hạnh phúc với công việc đó không.
Hoặc nếu như giá trị của bạn là sự chính trực, ngay thẳng. Nhưng nơi bạn làm việc lại đầy rẫy sự dối trá, cấp dưới thì nịnh nọt cấp trên, đồng thì nói xấu nhau. Vậy thì với giá trị chính trực của bạn thì bạn có cảm thấy hạnh phúc trong môi trường như vậy hay không?
Bản thân Văn khi ra trường là Văn đã xác định sẽ không đi làm công ty. Mặc dù lương khởi điểm của một kỹ sư tốt nghiệp Bách Khoa ngành IT lúc đó khá là cao.
Nhưng Văn đã không làm, vì Văn biết là thứ khiến mình cảm thấy hạnh phúc không phải là lương cao mà là sự tự do.
Khi mới bắt đầu làm công việc tự do trên internet thì thu thấp có hơi thấp một chút, nhưng Văn vẫn cảm thấy vui vì sự lựa chọn của mình.
Một giá trị khác của Văn là sự học hỏi. Mà khi đó Văn không có nhiều tiền nên Văn chỉ có thể tham gia những khóa học miễn phí mà thôi.
Sau này có thu nhập ổn định rồi thì việc Văn hoàn toàn có thể chi 1k, 2k đô để tham gia một khóa học chuyên sâu.
Thì các bạn thấy đó, tiền hoàn toàn có thể mua được hạnh phúc. Nhưng trước tiên các bạn phải xác định được là mua gì để được hạnh phúc.
Sau những bài tập mà các bạn đã làm thì Văn tin là các bạn đã biết được điều gì làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc. Vậy là các bạn có thể dùng tiền để mua hạnh phúc rồi đó.
Bài 11: Đi Tìm Thế Mạnh Bản Thân
Để xác định được thế mạnh của bạn là gì thì chúng ta sẽ có 2 cách. Cách thứ nhất là tự các bạn lựa chọn, giống như việc các bạn đã lựa chọn ra những giá trị cốt lõi cho mình.
Văn sẽ có một bài viết tổng hợp hơn 30 thế mạnh để các bạn lựa chọn. Tất nhiên là trong bài viết này Văn sẽ mô tả chi tiết từng thế mạnh là gì để các bạn dễ dàng lựa chọn. Chứ không phải là chỉ liệt kê giống như 270 giá trị cốt lõi.
Thì đây là cách đầu tiên, cách này sẽ phù hợp cho những bạn đã tương đối hiểu về bản thân mình rồi. Khi các bạn ý thức về thế mạnh của mình sẵn rồi thì các bạn sẽ rất dễ chọn ra thế mạnh cho mình.
Các thứ 2 là dành cho những bạn mớ, những bạn mà chưa biết là mình có thế mạnh gì.
Trong các thứ 2 này thì Văn sẽ hướng dẫn các bạn làm 7 bài kiểm tra tính cách, gồm có:
- DISC
- Holland codes
- Sinh trắc học
- Thần số học
- Chiêm tinh học
- MBTI
- High5Test
Thông qua 7 bài kiểm tra tính cách này thì các bạn sẽ hiểu bản thân mình hơn, biết được mình có thế mạnh gì. Sau đó, các bạn có thể quay lại bài tổng hợp thế mạnh để chọn ra 5 thế mạnh của mình.
Nếu bạn tinh ý sẽ nhận ra là từ những bài tập đầu tiên cho tới hôm nay đề là do các bạn tự lựa chọn, tự mô tả, tự quyết định. Văn không hề ép các bạn vào khuôn khổ nào cả, 100% là xuất từ bên trong của các bạn.
Bởi vì không có một ai, không một bài kiểm tra tính nào có thể hiểu bạn hơn chính con người bạn. Cho dù sinh trắc, cho dù là thần số học, hoặc là chiêm tinh học thì tất cả đều chỉ mô tả được một phần con người của bạn mà thôi.
Bởi vì vậy mà Văn sẽ cho các bạn làm nhiều bài kiểm tra khác nhau để các bạn có thể hiểu bạn thân mình hơn, nhưng cuối cùng vẫn phải tự bạn nhận ra thế mạnh của bạn là gì.
Văn lấy ví dụ, bạn sinh ra vốn là một người hướng nội và rất yếu về kỹ năng giao tiếp. Nhưng bạn lại được sinh ra trong một gia đình có ba là giáo viên, mà là mc.
Và bạn đã được ba mẹ của bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ nhỏ. Sau đó bạn được một bài kiểm tra tính cách nào và nó là giao tiếp không phải là thế mạnh của bạn.
Vậy chẳng lẽ bạn lại đi từ bỏ một kỹ năng mà bạn đã rèn luyện 10 mấy, 20 năm hay sao. Như vậy là không thông minh chút nào.
Những bài kiểm tra tính cách này sẽ được phân thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm những bài như DISC, Holland codes, MBTI, High5Test.
Đây là những bài kiểm tra mà kết quả của nó sẽ thay đổi theo độ trưởng thành, kiến thức và trải nghiệm của các bạn.
Nhóm còn lại là chiêm tinh học, thần số học và sinh trắc vân tay. Thì đây là những bài kiểm tra sẽ cho ra một quả duy và không thay đổi đổi theo thời gian. Bời vì nó dựa vào ngày tháng năm sinh và dấu vân tay của các bạn.
Mà ngày tháng năm sinh và dấu vân tay là những thứ không bao giờ thay đổi.
Đối với những bài kiểm tra cho ra kết quả cố định thì sẽ đúng nhất vào lúc mà các bạn mới sinh ra. Lúc này các bạn chưa bị chi phối bởi những người xung quanh, chưa bị chi phối bởi xã hội.
Những bài kiểm tra này sẽ rất tốt các bạn cho con của mình làm từ nhỏ, để các bạn có thể định hướng con của mình đi theo những cái thế mạnh vốn có của nó.
Còn chúng ta là những tấm chiếu cũ rồi các bạn, chúng ta đã te tua tơi tả rồi, đã trải qua bao nhiêu thứ, đã rèn bao nhiêu là kỹ năng.
Vì vậy mà có những thế mà chúng ta cần phải giữ lại và phát triển thêm một vài thế mạnh vốn có.
Mà thế mạnh nào cần phải giữ thì chỉ có các bạn mới biết mà thôi. Những bài kiểm tra tính cách làm sao biết được 10 mấy, 20 năm qua các bạn đã tự rèn luyện cho mình thế mạnh gì?
Có một câu hỏi có thể là các bạn sẽ hỏi Văn, nên Văn sẽ trả lời luôn trong video này luôn.
Câu hỏi đó là những thứ như chiêm tinh học, thần số học, hay sinh trắc học có đáng tin hay không?
Thì như Văn đã nói ở đầu video, cách mà Văn hướng dẫn các bạn đó là để các bạn tự lựa chọn, tự ra quyết định.
Thật sự là chúng ta không cần biết là những bài kiểm tra này có đáng tin cậy hay không. Mục đích của chúng ta là tìm ra thế mạnh. Mà thế mạnh của bạn là gì thì bên trong tiềm thức của các bạn đã có câu trả lời rồi. Chỉ là các bạn không biết gọi tên nó như thế nào mà thôi.
Ví dụ như trong bài tập giá trị cốt lõi. Khi Văn đưa ra danh 270 giá trị cốt lõi thì các bạn ngay lập tức lựa chọn được.
Bởi vì vốn dĩ các bạn đã biết giá trị của mình là gì rồi. Chỉ mà các bạn không biết cách gọi tên nó ra mà thôi.
Thì trong bài tập đi tìm thế mạnh bản thân cũng vậy. Văn không bắt các bạn phải tin vào những bài kiểm tra đó.
Cái chúng ta cần đó là thông qua việc đọc mô tả trong những bài kiểm tra đó, chúng ta có thể gọi tên được thế mạnh của mình. Nội dung nào các bạn cảm thấy đúng thì các bạn tiếp thu, nội dung nào các bạn cảm thấy không đúng thì các bạn bỏ qua.
Vì vậy mà những bài kiểm tra này có đáng tin hay không không quan trọng. Quan trọng là qua đó các bạn có thể gọi tên được thế mạnh của mình.
Bài 12: Sinh Trắc Vân Tay
Bài 13: Cách Xác Định 5 Thế Mạnh Bản Thân
Bài 14: Phương Pháp Gieo Hạt Để Thành Công Sớm Hơn
Trong bài viết này Văn sẽ có sử dụng tới một từ, đó là từ thành công. Các bạn lưu ý đó là từ thành công Văn dùng trong video này nó có ý nghĩa là thành công tìm ra công việc mơ ước, thành công sống một cuộc đời trọn vẹn đầy ý nghĩa.
Chứ Văn không dùng từ thành công theo nghĩa là trở nên vô cùng giàu có, trở thành một người vĩ đại. Văn không dùng từ thành công với ý nghĩa như vậy, nên mọi người cũng đừng bắt bẻ Văn là Văn có giàu chưa, Văn có thành tựu gì chưa mà lại đi nói về thành công.
Mỗi người sẽ có một định nghĩa khác nhau về thành công. Thành công với người này có thể là phải trở nên vô cùng vĩ đại, ai cũng biết tới tên mình. Nhưng thành công với người kia chỉ đơn giản là được sống vui vẻ bên gia đình mà thôi.
Và thành công trong chuỗi video này đó là tìm được ikigai và sống một cuộc đời hạnh phúc, trọn vẹn, đầy ý nghĩa.
Như trong video đầu tiên Văn đã có chia sẻ đó là Văn không có gì hơn mọi người cả, kiến thức cũng không, trải nghiệm cũng không.
Nhưng tại sao Văn lại sớm tìm ra được công việc mơ ước, trong khi đó có nhiều anh chị lớn tuổi hơn Văn vẫn còn loay hoay không biết mình thích gì?
Điều này dẫn tới một câu hỏi đó là vì sao vì sao cùng một xuất phát điểm như nhau mà này lại thành công sớm hơn người kia?
Bây giờ các bạn hãy tưởng tượng, mỗi người chúng ta là một người nông dân. Và mỗi người chúng ta đều được vũ ban cho một mảnh đất để gieo trồng, đều được ban cho sức khỏe để cày cấy, đều được ban cho đầu óc để biết cách trồng trọt như thế nào.
Điều này có nghĩa là chúng ta đều có một xuất phát điểm như nhau, đều có những nguồn lực như nhau. Nhưng có người lại sở hữu một khu vườn xanh tốt, còn có người thì chỉ có một mảnh trống mà thôi. Các bạn có biết vì sao không?
Đó là mặc dù các bạn có đất, có sức, có kỹ thuật trồng trọt, nhưng một thứ quan trọng mà các bạn thiếu đó chính là những hạt giống. Không có hạt giống thì lấy gì mà gieo trồng.
Cái mà các bạn đang nắm trong tay, gồm có 5 giá trị cốt, 5 thế mạnh bản thân, thì đó chính là những hạt giống của các bạn. Và những hạt giống này thì không phải ai cũng có.
Các bạn thử hỏi những người xung quanh các bạn xem. Điều gì làm họ cảm thấy hạnh phúc? Thế mạnh của họ là gì?
Các bạn sẽ thấy là có rất ít người có thể trả lời được một cách rõ ràng cụ thể về 2 câu hỏi này.
Bởi vì có rất ít người suy nghĩ về điều này, nếu có suy nghĩ thì cũng rất khó để người ta có thể gọi tên ra được những giá trị cốt lõi, và những thế mạnh bản thân.
Nếu không có những danh sách 30 thế mạnh, nếu không có danh sách 270 giá trị cốt lõi thì Văn cũng không thể nào gọi tên được những giá trị và thế mạnh của mình.
Vậy thì bây giờ chúng ta đang có một lợi thế so với nhiều người khác đó là chúng ta đang có trong tay những hạt giống.
Nhưng sở hữu những hạt giống thì cũng chỉ là lợi thế của chúng ta so với những người nông dân khác thôi.
Để khu vườn của bạn ra hoa kết quả thì các bạn cần theo gieo trồng và chăm sóc những hạt giống của mình.
Thì tương tự, để những giá trị cốt lõi của các bạn, để những thế mạnh của các bạn ra hoa trổ quả thì các bạn cần phải gieo trồng nó. Chúng ta sẽ phải có những có những hành động cải thiện thế mạnh của mình.
Bài tập của ngày hôm nay đó là các bạn hãy liệt kê ra những hành động nào mà các bạn có thể làm để cải thiện hoặc là phát huy được thế mạnh của mình.
Ví dụ, một trong những thế mạnh của văn đó là kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp ở đây là bao gồm cả nói và viết. Khi Văn biết thế mạnh của mình là kỹ năng giao tiếp, Văn sẽ liệt kê ra những hành động để cải thiện kỹ năng giao tiếp như:
- Đọc sách về kỹ năng giao tiếp
- Chủ động đăng ký trở thành người thuyết trình dự án của team
- Chủ động phát biểu, đặt câu hỏi nhiều hơn với giảng viên
- Đăng ký trở thành trợ giảng cho giáo viên
- Tham gia một lớp học về kỹ năng viết lách
- Tham gia một lớp học về kỹ năng thuyết trình để cải thiện việc nói trước đám đông
- Chủ động gặp gỡ nhiều người hơn để cải thiện kỹ năng giao tiếp 1 vs 1
- Tạo một kênh Youtube để luyện khả năng nói trước camera
Ở bài tập này thì các bạn hãy liệt kê càng nhiều, càng rõ ràng, càng chi tiết thì càng tốt. Đó chính là cách các bạn đang gieo trồng những hạt giống của mình.
Và những hạt mà các bạn đang gieo trồng nó sẽ nở như thế nào trong tương lai thì trong video sau Văn sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của mình.
Bài 15: Lắng Nghe Lới Chỉ Dẫn Từ Vũ Trụ
Trong bài viết trước Văn đã hướng dẫn các bạn cách gieo hạt cho những thế mạnh của mình. Và những hạt giống đó sẽ nở như thế nào thì trong này Văn sẽ chia sẻ với các bạn về câu chuyện của Văn. Thêm vào đó là Văn sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp đó là lắng nghe lời chỉ dẫn từ vũ trụ.
Như các bạn đã biết thì trong chuỗi bài viết này thì chúng ta đang đi tìm ikigai bằng cách vận dụng luật hấp dẫn và sức mạnh tiềm thức.
Thông qua những bài tập như viết mô tả cho những giá trị cốt lõi, cũng như bài tập gieo hạt cho những thế mạnh. Thì đó là lúc mà các bạn đang tạo ra những rung động có cùng tần số với những giá trị cũng như những thế mạnh của bạn bạn.
Và khi đó, theo luật hấp dẫn, vũ trụ sẽ mang đến cho bạn những cơ hội để bạn có thể cải thiện thế mạnh của mình, để bạn có thể sống với những giá trị của mình.
Và khi vũ trụ mang đến cho bạn những cơ hội thì các bạn phải nhận ra nó và nắm bắt nó. Thì đó gọi là lắng nghe lời chỉ dẫn từ vũ trụ.
Và câu hỏi ở đây đó là chúng ta sẽ lắng nghe những chỉ dẫn này như nào? Thì rất khó để có thể rút được một phương pháp cụ thể cho việc lắng nghe này. Nên Văn sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của Văn. Hy vọng là qua câu chuyện này các bạn có thể rút ra được cách lắng nghe cho các bạn.
Như trong video trước Văn đã có chia sẻ với các bạn là Văn có một thể mạnh về giao tiếp, và Văn đã gieo hạt bằng cách liệt kê ra những hành động mà Văn có thể làm để cải thiện thế mạnh của mình.
Những hành động đó như là đọc sách về kỹ năng giao tiếp, tham gia lớp học viết lách, tham gia lớp thuyết trình, chủ động gặp gỡ nhiều người hơn.
Thì trong những việc này Văn thấy là việc nào Văn có thể làm thì Văn sẽ làm trước như là mua sách để đọc, và gặp gỡ nhiều người hơn, thì đây là 2 việc Văn mà có thể làm nên Văn sẽ làm trước, những việc còn lại thì cứ để đó, vũ trụ sẽ lo.
Văn nhớ là tại thời điểm đó Văn đang tìm hiểu về năng lượng, tìm hiểu về những phương pháp giúp thêm năng lượng. Thì vô tình Văn thấy một video hướng dẫn. Trong video đó người ta hướng dẫn một số cách như là nhảy để tạo năng lượng, trao nhau những cái ôm để truyền năng lượng.
Nhưng Văn để ý thấy là thật ra đây là một video được cắt ra từ một lớp học gì đó, người làm video chỉ đang cắt một số hình ảnh trong lớp học này ra để minh họa cho nội dung năng lượng mà thôi.
Thì Văn cũng tò mò không biết mà những người này họ đang học cái gì nên Văn vào facebook của người đăng video đó, thì Văn mới biết là đây là một lớp về kỹ năng viết lách.
Và điều làm Văn ấn tượng về lớp học viết này là nó toát ra rất nhiều năng lượng, nó không nhàm chán như những lớp học bình thường. Khi đó Văn nhớ ngay tới những hành động mà Văn đã liệt kê, trong đó có một hành động là tham một lớp học về viết lách.
Và chính trong khoảnh khắc đó, Văn xác định, đây là một lời chỉ dẫn từ vũ trụ, đây chính là cơ hội mà vũ trụ mang đến cho mình.
Vậy là Văn đăng ký học viết lách, sau khi kết thúc khóa học thì thầy có đề nghị Văn ở lại làm công tác viên. Nhiệm vụ là tư vấn về khóa học, hỗ trợ học viện trong quá trình học, set up lớp học trước khi lên lớp.
Lúc mà thầy đề nghị là lúc mà Văn thật sự rất bận, vì Văn đăng trong giai đoạn làm luận văn tốt nghiệp. Nếu như bình thường là chắc chắn Văn sẽ từ chối.
Nhưng 1 trong 5 thế mạnh của Văn lại có một thế mạnh đó đào tạo, tiếng anh gọi là coaching. Và những công việc mà thầy đề nghị nó rất phù hợp để Văn có thể cải thiện khả năng đào tạo của mình.
Lúc đó trong đầu Văn có một lời mách bảo đó là hãy làm đi, đây chính là một cơ hội từ vũ trụ. Cuối cùng thì Văn cũng đồng ý và trở thành cộng tác viên.
Và nhờ làm cộng tác viên thì Văn có hội quen biết rất nhiều anh chị học viên, và sau này những anh chị đó lại tạo cơ hội cho Văn viết bài bán hàng, viết review, viết blog, viết ebook.
Và hiện tại Văn đã có thể sống và tạo ra thu nhập ổn định nhờ vào khả năng viết lách của mình. Thì đây chính là những quả ngọt đã nở ra từ những hạt giống mà Văn đã gieo trong bài tập gieo hạt.
Khi các bạn nhìn lại toàn bộ câu chuyện của Văn thì các bạn sẽ thấy quá trình một hạt giống từ từ lớn lên như thế nào.
Văn không thể dấn thân vào nghề viết nếu không được những anh chị học viên tạo cơ hội. Văn sẽ không thể quen những anh chị học viên nếu không đồng ý trở thành cộng tác viên.
Văn không thể trở thành cộng tác viên nếu không đăng ký lớp học viết lách. Văn sẽ không đăng ký học viết nếu Văn không biết thế mạnh của mình là giao tiếp.
Thì tất cả đều bắt nguồn từ những hạt giống nho nhỏ ban đầu. Nếu Văn không ý thức điều điều gì khiến mình hạnh phúc, nếu Văn không ý thức được thế mạnh của mình là gì thì sẽ không có gì xảy ra cả.
Và trong câu chuyện của Văn thì các bạn sẽ thấy có một yếu tố đó là những lời mách bảo, những tiếng nói nhỏ bên trong. Nhờ những tiếng nói nhỏ này mà Văn mới xác định được đây chính là một lời chỉ dẫn từ vũ trụ.
Mà để có được những lời mách bảo này thì các bạn phải làm bài tập liệt kê của video trước.
Nếu bạn nào còn nhớ thì trong video trước Văn có nói là các bạn liệt kê càng nhiều, càng chi tiết thì càng tốt.
Bởi vì khi các bạn liệt kê càng rõ ràng thì lúc mà vũ trụ mang cơ hội đến cho bạn thì bạn sẽ rất nhanh nhận ra nó.
Sau khi biết đó là một lớp học về viết lách Văn ngay lập tức xác định được đây là một cơ hội từ vũ đó là bởi vì trong phần liệt kê của Văn, Văn đã có liệt kê nó ra rồi.
Nếu mà Văn không liệt kê ra trước thì cũng rất khó để Văn có thể xác nhận đây là một lời chỉ dẫn từ vũ trụ.
Thì mục đích chính của video này đó là sau khi các bạn là bài tập gieo hạt xong, thì các bạn hãy quan sát xem liệu có cơ hội nào đến với bạn hay không.
Nếu cơ hội đó giống với những hành động mà các bạn đã liệt kê, thì đó chính là một lời chỉ dẫn từ vũ trụ.
Các bạn hãy nắm bắt cơ hội và hành động. Chỉ khi nào các bạn hành động thì hạt giống của các bạn mới có thể nở. Nếu hạt giống mà không được gieo trồng thì hạt giống cũng chỉ là hạt giống mà thôi.
Bài 16: 50 Câu Hỏi Thức Tỉnh Mục Đích Sống
Bài 17: Dẫn Thiền 100 Triệu USD
Bài 18: Bài Tập Bão Não
Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ đến với một bài tập có tên là bão não.
Kể từ bài viết thứ 16 trở đi thì tác của mỗi bài tập sẽ là giúp các bạn khám phá sâu thêm chút, sâu thêm một chút về ikigai của mình.
Sau đó, từ kết quả của những bài tập này, Văn sẽ hướng dẫn các bạn ghép cách nối chúng lại với nhau và tạo ra một câu khẳng định cuối cùng về ikigai của các bạn.
Riêng bài tập của ngày hôm nay thì tác dụng của nó không chỉ dừng ở chỗ giúp bạn khám phá ra ikigai, mà còn giúp các bạn rút ngắn con đường đi tới thành công của mình.
Như đã có chia sẻ với các bạn, Văn là một đứa từ nhỏ đã được gia đình bao bọc, chỉ biết đi học rồi về nhà thôi, nên có rất ít trải nghiệm. Từ đó dẫn tới việc Văn học sai ngành, rồi cảm thấy hoang mang trong cuộc sống.
Nhưng hiện tại, Văn lại rất tự tin và hạnh phúc với con đường mà mình đã chọn. Trong khi đó, vẫn có rất nhiều anh chị mặc dù lớn tuổi hơn Văn, nhiều kiến thức hơn Văn, nhiều trải nghiệm hơn Văn vẫn còn mông lung với con đường mình đang đi.
Và để làm được điều này thì tất cả là nhờ Văn đã làm bài tập của ngày hôm nay. Cụ thể về tác dụng của bài tập này thì Văn sẽ chia sẻ với các bạn ở cuối video. Còn bây giờ chúng ta sẽ tới với phần hướng dẫn thực hành.
Đây là một bài tập được lấy ý tưởng từ cuốn sách Tư duy như leonardo da vinci. Thật ra bài tập này có tên nổ não chứ không phải là bão não. Bởi vì từ nổ là một từ bị vi phạm chính sách cộng đồng của youtube nên Văn không dùng để đặt tiêu đề được, vì mà phải đổi từ nổ não sang bão não.
Bài tập này có tên là nổ não, bởi vì sau khi làm xong bài tập này thì các bạn sẽ có cảm giác như là não của mình sắp nổ tung vậy. Và như đã hứa, hôm này các bạn sẽ chính thức cảm giác được tiềm thức của mình sẽ bị đào bới như thế nào thông qua bài tập này.
Thì cũng như thường lệ, các bạn hãy chuẩn bị một chỗ yên tĩnh, một cây viết và một tờ giấy. Sau đó, các bạn hãy viết ra 100 câu hỏi mà các bạn được thôi thúc để đi tìm câu trả lời nhất.
Văn nhắc lại, các bạn hãy viết ra 100 câu hỏi mà các bạn được thôi thúc để đi tìm câu trả lời nhất.
Bất cứ câu hỏi nào xuất hiện trong đầu của bạn thì bạn hãy viết nó ra giấy. Văn nhắc lại, bất cứ câu hỏi nào thoáng ra trong đầu của bạn, thì bạn hãy viết nó ra giấy.
Trong lúc thực hành, các bạn hãy tự hỏi mình những câu như là. Câu hỏi nào hấp dẫn tôi nhất. Tôi bị thu hút bởi câu hỏi nào nhất. Tôi muốn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nào nhất.
Ví dụ, câu hỏi của bạn có thể đơn giản như là:
- Tôi nên ăn mặc theo phong cách nào?
- Làm sao để giọng nói của tôi trầm xuống một chút?
- Tôi có nên chuyển qua ăn chay không?
- Tôi nên làm youtube theo chủ đề gì?
- Làm sao để cải thiện kỹ năng viết lách?
- Làm sao để đọc sách nhanh hơn?
- Hoặc bạn có thể đặt những câu hỏi cao siêu hơn như là:
- Làm sao để viết ra một ứng dụng để giúp mọi người học tiếng Anh hiệu quả hơn?
- Vũ trụ này hoạt động như thế nào?
- Làm sao để giúp mọi người sống tích cực hơn?
- Tôi sinh ra để làm gì?
- Đam mê của tôi là gì?
- …
Cứ như vậy, mỗi khi có câu hỏi nào đó lóe ra trong đầu của bạn thì bạn hãy ngay lập tức viết nó ra giấy. Dù cho đó là một câu hỏi đơn giản, cao siêu hoặc thậm chí là ngớ ngẩn đi nữa thì các bạn hãy cứ viết hết nó ra.
Khoảng 20 câu hỏi đầu tiên thì các bạn sẽ viết rất nhanh, các bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều thứ để hỏi. Tới câu hỏi thứ 30, 40 thì tốc độ của các bạn sẽ bắt đầu chậm lại.
Tới câu hỏi thứ 50 là các bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi rồi đó. Tới câu hỏi thứ 60 trở đi là các bạn cảm thấy đầu óc mình trống rỗng rồi đó, không còn gì để hỏi nữa.
Tới câu hỏi thứ 70 các bạn bắt đầu nảy ra suy nghĩ muốn bỏ cuộc rồi đó. Tới câu hỏi thứ 80 là các bạn sẽ rơi vào trạng thái đặt những câu hỏi ngớ ngẩn rồi đó.
Tới câu hỏi thứ 90 là các bạn chỉ có thể rặn ra câu hỏi thôi chứ không còn suy nghĩ được nữa. Lúc này các bạn sẽ có cảm giác não mình chuẩn bị nổ tung rồi đó.
Thì đó là những quá trình mà các bạn sẽ phải trải qua khi làm bài tập này. Văn diễn tả ra cho các bạn thấy để các bạn không bỏ cuộc giữa chừng, bởi vì khi làm bài tập này thì ai cũng phải trải qua những quá trình như vậy thôi.
Nếu Văn không nói trước thì rất có thể là tới câu thứ 60 thôi là các bạn đã muốn bỏ cuộc rồi. Khi đó thì bài tập này nó vẫn chưa thể chạm được đến được phần tiềm thức của các bạn. Bởi vì chỉ khi mà phần ý thức không còn suy nghĩ được nữa thì mới được khởi động và suy nghĩ thay cho phần ý thức.
Sau khi các bạn đã hoàn thành đặt ra 100 câu hỏi thì các bạn hãy tự hỏi mình là “Nếu chỉ được phép đi tìm câu trả lời cho 10 trong số 100 câu hỏi này, thì các bạn sẽ chọn đi tìm câu trả lời cho 10 câu hỏi nào?”. Các bạn hãy chọn ra 10 câu hỏi mà các bạn bị hấp dẫn nhất, bị thu hút nhất và muốn đi tìm câu trả lời cho nó nhất.
Kết quả của bài tập này đó là các bạn sẽ có trong tay 10 câu hỏi mà các bạn bị thu hút nhất.
Sau khi cho những người độ tuổi từ 40 tới 50 làm bài tập này thì người ta mới bị sốc vì nhận ra là hình như cả quãng đời vừa qua của họ chỉ là đang đi tìm câu trả lời cho 10 câu hỏi này.
Nhưng vì không nhận ra điều này nên người ta đã phải thử làm cái này, thử làm cái kia, trải nghiệm việc này, trải nghiệm việc kia. Để cuối cùng nhìn lại thì thấy là mình đã phí rất nhiều thời gian để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi không quan trọng.
Giống như một người nhắm mắt đi đại lên một ngọn núi, cuối cùng khi lên tới đỉnh núi và nhìn xuống thì phát hiện ra có một con đường mòn dẫn lên núi, nhưng mình đã đi một đường vòng rất xa.
Khi các bạn biết được 10 câu hỏi quan trọng nhất với các bạn. Thì thay vì lãng phí thời gian để thử và sai, thì các bạn hãy dành thời gian đó để đi tìm câu trả lời cho 10 câu hỏi quan trọng này.
Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm và rút ngắn được rất nhiều thời gian so với những người vẫn còn lang man đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi không quan trọng.
Giống như các bạn đi lên một ngọn núi và các bạn có một tấm bản đồ trong tay vậy. Các bạn không phải lủi vô đường này, lủi vô đường, té chỗ này, té chỗ kia rồi mới đi được lên đỉnh núi.
Sau đây là 10 câu hỏi mà Văn đã giữ lại sau khi làm bài tập này:
1. Làm sao để giúp người khác giải quyết vấn đề của họ?
2. Làm sao để viết tốt hơn?
3. Làm thế nào để luyện được những thói quen tốt?
4. Làm sao để nói chuyện đi vào lòng người?
5. Ăn, uống, ngủ nghỉ như thế nào để có sức khỏe tốt?
6. Chủ đề ngách để làm youtube và viết blog là gì?
7. Làm sao để giúp người khác tìm ra lẽ sống?
8. Làm sao để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình đang làm?
9. Làm sao để làm ít hiệu quả nhiều?
10. Làm sao để tạo ra thu nhập thụ động từ internet?
Các bạn thấy đó, hiện tại những thứ mà Văn đang làm thì nó cũng chỉ là đi trả lời cho 10 câu hỏi này mà thôi.
Thì lý do mà khiến một đứa vừa ít tuổi, ít kiến thức, ít trải nghiệm như Văn lại sớm nhận ra con đường đúng đắn cho mình. Đó là vì Văn đã dành thời gian của mình để đi tìm câu trả lời cho 10 câu hỏi quan trọng nhất đối với Văn.
Bài 19: Cấu Trúc 3 Phần Của IKIGAI
Chào các bạn, trong bài viết này Văn sẽ giới thiệu cho các bạn về 3 thành phần để tạo nên 1 câu khẳng định về ikigai của các bạn.
Bạn nào hay vào blog của Văn thì sẽ biết, ikigai của Văn đó là: “Giúp mọi người phát triển bản thân bằng cách biến những kiến thức trừu tượng thành đơn giản thông qua video và bài viết”
Trong câu phía trên thì các bạn sẽ thấy có chứa 3 thành phần. Đó là giá trị sống, vùng thiên tài và phương tiện.
Giá trị sống hay còn gọi là ý nghĩa cuộc sống, hay là mục đích sống. Giá trị sống chính là việc bạn mang lại giá trị cho những người xung quanh quanh bạn, cho xã hội, thậm chí là cho cả thế giới.
Khi bạn mang lại giá trị cho người khác thì theo luật nhân quả, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy cuộc sống của mình trở nên có giá trị hơn. Thì giá trị sống của Văn chính là giúp mọi người phát triển bản thân.
Tiếp theo, thành phần thứ 2 để tạo nên 1 câu ikigai đó là vùng thiên tài. Vùng thiên tài một thế mạnh đặc biệt của bạn, bạn bẩm sinh đã rất giỏi rồi, và người khác rất khó có thể bắt chước được thế mạnh này của bạn.
Thì vùng thiên tài của Văn đó là biến những kiến thức trừu tượng thành đơn giản, dễ hiểu.
Cuối cùng, thành phần thứ 3 của kigai đó là phương tiện. Phương tiện chính là những thứ sẽ giúp bạn mang giá trị sống đến với mọi người. Đối với Văn thì phương tiện để mang những giá trị của Văn đến với mọi người là video và bài viết.
Tùy vào những lĩnh vực khác nhau sẽ có những phương tiện khác nhau. Ví dụ, đối với một lập trình viên thì tiện của anh ấy là một loại ngữ lập trình. Đối với một nhà khoa học thì phương tiện là phòng thí nghiệm.
Ngoài ra thì phương tiện còn có thể là một phương pháp. Ví dụ đối với lĩnh vực giáo dục có thì có phương pháp montessori. Lĩnh vực đầu tài chính thì có phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật. Lĩnh vực sức khỏe thì có khí công, yoga hoặc thực dưỡng. Mỹ thuật, hội họa thì có vẽ chì hay là sơn dầu. vv.
Nội dung chính của video này là giới thiệu cho các bạn về 3 thành phần cấu tạo nên 1 câu ikigai.
Trong những video tiếp theo Văn sẽ dẫn các bạn tìm ra vùng thiên, giá trị sống và phương tiện. Sau đó Văn sẽ hướng dẫn các bạn kết hợp 3 thành phần này lại để tạo ra một câu ikigai cuối cùng.
Bài 20: Vùng Thiên Tài (bài tập 1)
Trong bài viết này chúng ta sẽ bước vào bài tập đầu tiên để đi tìm vùng thiên tài.
Đa số chúng ta thường có một ưu điểm và nhược điểm rất giống nhau. Ưu điểm đó là chúng ta rất giỏi quan sát và đánh giá người khác. Và nhược điểm đó là chúng ta rất dở trong việc quan sát, phân tích và đánh giá chính bản thân mình.
Khi có ai hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của bạn bè mình á, thì chúng ta trả lời rất nhanh. Còn khi nói về điểm mạnh, điểm yếu của chính mình thì chúng ta lại ngập ngừng không biết trả lời như thế nào.
Để xác định được vùng thiên tài thì Văn sẽ hướng dẫn các bạn đi từ dễ tới khó. Đầu tiên là chúng ta sẽ đi xác định vùng thiên tài của người khác trước, để các bạn làm quen với khái niệm vùng thiên tài. Sau đó, chúng ta sẽ quay lại để xác định vùng thiên tài của chính mình.
Để làm bài tập của ngày hôm nay thì các bạn hãy chọn ra từ 5 cho tới 10 người mà bạn nghĩ là bạn hiểu về họ nhất. Người đó thể là bạn bè của các bạn, có thể là người thân trong gia đình, đồng nghiệp, hoặc người mà bạn rất ngưỡng mộ.
Sau khi đã chọn ra được từ 5 tới 10 người rồi thì các bạn hãy suy nghĩ xem, thế mạnh đặc biệt của những người này là gì, cái kỹ năng nào của họ làm bạn thật sự ấn tượng. Hoặc là cái tài năng nào của họ mà bạn ước gì mình cũng có được cái tài năng như họ.
Nếu đã suy nghĩ ra được rồi thì ở bên dưới tên của họ, bạn hãy viết những cái thế mạnh, những cái tài năng của họ ra. Và nếu được thì các bạn hãy trả thêm một câu hỏi là với thế mạnh này thì nghề nghiệp nào sẽ thích hợp với họ.
Ví dụ, Văn có một đứa bạn tên là Nam. Điều mà Văn ấn tượng ở Nam đó là Nam có một đầu óc tư duy giải quyết vấn đề cực kỳ logic. Nó không bao giờ có chuyện là thử hay làm đại, hay sai rồi sửa.
Trước khi làm thì nó nghiên cứu xem phương pháp đó có cho ra được kết quả hay không, hoặc nếu có nhiều phương pháp thì nó phải điều ra xem phương nào là tối ưu nhất thì nó mới làm.
Và nó là một đứa nói ít làm nhiều, hễ công việc nào đã giao cho nó làm thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
Thì đó là cách mà các bạn mô tả về một thế mạnh mà các bạn rất ấn tượng về bạn của mình. Sau đó, các bạn hãy tóm phần mô tả này lại thành một ngắn gọn, ví dụ như là khả năng tối ưu hóa công việc bằng tư duy logic. Hoặc là khả năng tạo ra kết quả bằng phương pháp tối ưu nhất.
Rồi sau đó, các bạn hãy thử suy nghĩ xem, với thế mạnh như vậy, thì công việc nào sẽ thích hợp với họ nhất.
Ví dụ như với bạn của Văn thì nó sẽ thích hợp làm những ngành liên quan tới kỹ thuật, kỹ sư, lập trình hoặc là nghiên cứu khoa học, …
Và có một lưu ý rất quan trọng mà các bạn cần phải nhớ đó là, việc đưa ra những gợi ý nghề nó này nó chỉ có một tác dụng duy nhất thôi. Đó là giúp các bạn cải thiện khả năng quan sát, đánh giá, sau đó các bạn sẽ là những bài tập tiếp theo dễ dàng hơn.
Các bạn tuyệt đối không được dùng nó để đưa ra lời khuyên cho con cháu, anh em, hay bạn bè của mình. Bởi vì để lựa chọn ra một nghề nghiệp phù hợp thì phải dựa vào rất nhiều yếu tố như là giá trị cốt lõi, thế mạnh, hoàng cảnh gia đình, những tổn thương trong quá khứ, vv. Nên không thể nào chỉ căn cứ vào vùng thiên tài mà đưa ra lời khuyên cho người khác được. Các bạn phải cực kỳ lưu ý giúp Văn.
Thì đó là 3 bước của bài tập này. Bước 1 là các bạn hãy mô tả chi tiết về một thế mạnh mà các bạn cảm thấy ấn tượng ở người đó nhất. Bước 2 là các bạn hãy tóm phần mô tả đó lại thành một câu ngắn gọn. Bước 3 là các bạn hãy suy nghĩ thử xem người đó phù hợp làm công việc gì nhất.
Thì để Văn cho các bạn thêm một số ví dụ nữa. Ví dụ về kênh youtube web5ngay, Văn theo dõi kênh youtube của thầy cũng vài năm rồi. Điều mà Văn cảm thấy ấn tượng ở thầy đó là khả năng nhìn ra được vấn đề của người xem.
Thầy biết được chỗ nào người xem sẽ dễ nhầm lẫn, chỗ nào người xem dễ hiểu lầm, thì tới chỗ đó thì sẽ giải thích cực kỳ chi tiết, hoặc là giảng chậm lại.
Thì Văn rút gọn phần mô tả này lại thành khả năng phát hiện ra vấn đề của người khác. Và với khả năng này thì sẽ rất thích hợp làm những việc như đào tạo, giảng dạy, huấn luyện, hoặc là truyền thông, báo chí, vv.
Hoặc là Văn có một đứa bạn tên là Bảo, đứa bạn này của Văn nó không giỏi gì hết, nó chỉ giỏi cái miệng thôi. Nhưng một điều mà Văn tự thấy mình không bằng, đó là khả năng xúi người khác làm theo ý của nó.
Ví dụ như trong nguyên đám bạn chơi thân với nhau, Văn nhờ làm bài tập dùm thì không ai làm hết, Văn rủ tụi nó trốn học đi chơi net, cũng không ai đi hết.
Còn nó chỉ cần gần rồi nói lảm nhảm gì đó cái có đứa làm bài tập dùm, nó chỉ cần lại ngồi lải nhải gì đó, cái nguyên đám trốn học đi chơi với nó, thậm chí là cái đứa ngoan nhất lớp cũng bị nó lôi kéo đi luôn.
Thì Văn tóm gọn lại đó là khả năng thôi thúc người khác hành động, hoặc là khả năng truyền lửa cho người khác hành động.
Với khả năng này thì rất hợp làm những công việc liên quan đến truyền lửa như là huấn luyện viên thể thao, hoặc là diễn giả truyền động lực, vv.
Bài 21: Vùng Thiên Tài (bài tập 2)
Chào các bạn, trong bài viết này chúng ta sẽ tới với bài tập thứ 2 để đi tìm vùng thiên tài. Rất có khả năng là thông qua bài tập ngày hôm nay các bạn sẽ gọi tên được vùng thiên tài của mình.
Trong bài tập này cũng như thường lệ, các bạn hãy tìm một chỗ ngồi yên tĩnh, cùng một cây viết và một cuốn tập.
Bây giờ các bạn hãy nhớ lại và viết ra những khoảnh khắc trong quá khứ mà các bạn cảm thấy tự hào về bản thân mình nhất. Khoảnh khắc mà bạn cảm thấy mình được tỏa sáng, khoảnh khắc mà bạn cảm thấy mình là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Hoặc là khoảnh khắc mà bạn cảm thấy mình được sống trọn với đam mê của mình nhất.
Các bạn hãy lần lượt nhớ theo những khoảng thời gian như là hồi học mẫu giáo có sự kiện nào không, có khoảnh khắc nào không? Hồi tiểu học có sự kiện nào không, có khoảnh khắc nào không? Rồi tiếp tục cho tới cấp 2, cấp 3, đại học, và cho đến lúc đi làm có khoảnh khắc nào bạn cảm thấy tự hào về bản thân mình hay không?
Sau đó các bạn hãy viết nó ra, mô tả lại sự kiện đó diễn ra như thế nào, bạn đã làm những gì? Okay, bây giờ Văn sẽ lấy ví dụ của Văn cho các bạn dễ hiểu?
Văn sẽ nhớ lại xem hồi còn nhỏ, có khoảnh khắc nào mà mình cảm thấy tự hào hay không? Văn nhớ là hồi Văn học lớp 5, lúc mà tổng kết 5 năm học tiểu học thì Văn được học sinh xuất sắc và đứng hạng nhì. Lần đó Văn được đứng trước toàn trường để nhận thưởng, thì Văn còn nhớ tới tận bây giờ.
Khi lên cấp 2 thì Văn nhớ có 1 lần thi môn tiếng Anh thì nguyên một khối khoảnh 11, 12 lớp gì đó, chỉ duy nhất 1 mình Văn được 10 điểm. Văn biết là lần đó Văn hên thôi, nhưng mà mọi người đồn về Văn khá là nhiều nên Văn còn nhớ tới bây giờ.
Khi lên cấp 3 thì lúc mới vào lớp 10 thôi cái Văn được cô bầu làm lớp trưởng, Văn phải chịu trách nhiệm cho tiết mục Văn nghệ của lớp, Văn làm đạo diễn cho một vở kịch, cuối cùng thì tiết mục Văn nghệ đó được giải khuyến khích, tuy giải không cao nhưng vẫn cảm thấy rất là vui vì mình vừa được làm đạo diễn, vừa được đứng trên sân khấu để biểu diễn, vừa được nhận giải thưởng thưởng nữa.
Có một sự kiện khác mà Văn cảm thấy tự hào về mình hồi học cấp 3 đó là Văn rất môn toán, đặc biệt là phần hình học không gian. Mỗi lần mà thầy cô giải một bài toán xong thì thương sẽ kêu Văn lên để giải lại bài toán đó bằng một các khác. Văn thích nhất là lúc mà sau khi giải xong bài toán đó, Văn sẽ đứng lại để giải thích từng bước mà mình nghĩ ra cách giải này.
Sau khi nghe Văn giải thích xong thì mấy bạn của Văn thường sẽ “À, thì là vậy”. Thì đó gọi là khoảnh khắc Aha, tiếng Anh là Aha moment. Văn làm kênh youtube này cũng muốn là khi các bạn xem video của Văn xong cũng sẽ có khoảnh khắc Aha như vậy.
Lúc mà lên đại học thì Văn toàn được học với tiến sĩ, với phó giáo sư không à. Và một điểm chung là các thầy giảng bài rất khó hiểu. Nên hồi học đại học thì Văn rất thích tìm tòi, nghiên cứu xem có cách nào làm cho những kiến thức đó dễ hiểu hơn không. Rồi sau đó Văn sẽ giảng lại cho mấy đứa bạn trong lớp. Cái khoảnh khắc mà tụi nó gật gù nghe Văn giảng là lúc đó Văn cảm thấy rất tự hào về bản thân mình.
Rồi sau này như các bạn đã biết là Văn tham gia làm cộng tác viên cho những lớp về phát triển bản thân. Văn nhớ có lần Văn ra Hà Nội để tổ chức lớp học trong khu nghỉ dưỡng flamingo Đại Lải.
Lần đó có mấy anh chị học viên kêu Văn giải thích về Năng Đoạn Kim Cương, Năng Đoạn Kim Cương là về luật nhân quả chứ không phải Luật Hấp Dẫn. Và sau khi nghe Văn giải thích xong thì hầu như mọi người nói với Văn là anh chị đã tìm hiểu về Năng Đoạn Kim Cương lâu rồi, cũng đọc sách rồi nhưng vẫn chưa hiểu lắm, hôm nay nghe Văn giải thích thì mới thật sự hiểu về Năng Đoạn Kim Cương.
Thì khi nghe mọi người nói như vậy Văn cảm thấy rất vui, rất tự hào về bản thân mình. Và cái lúc mà mọi người ngồi chăm chú lắng nghe Văn giải thích, thì Văn có cảm giác là như mình đang được tỏa sáng vậy.
Sau này cũng vậy, lúc mà chị của Văn còn tổ chức những buổi offline về luật hấp dẫn thì Văn thường là người chia sẻ và giải thích về luật hấp dẫn. Văn cảm thấy qua mỗi buổi offline có thể giúp mọi người hiểu hơn về luật hấp dẫn thì Văn cảm thấy rất vui.
Thì đó là quá trình Văn làm bài tập này. Mình sẽ nhớ lại và ghi ra những khoảnh khắc, những sự kiện mà mình cảm thấy thấy tự hào về chính mình nhất. Những khoảnh khắc mà mình được tỏa sáng nhất.
Sau khi đã viết xong, thì các bạn hãy đọc lại và phân tích xem, có điểm chung nào giữa những sự kiện này hay không?
Sau khi Văn đọc lại thì thấy có một điểm chung đó là hình như những lần mà Văn cảm thấy tự hào nhất đều là lúc mà Văn giải thích một điều gì đó cho người khác hiểu. Lúc mà Văn tìm tòi nghiên cứu xem có cách nào để biến một thứ khó hiểu trở nên dễ hiểu hay không.
Lúc này, sau khi đã tìm ra được điểm chung rồi thì các bạn hãy nhớ lại bài tập của ngày hôm trước, đó là tóm tắt phần mô tả chi tiết lại thành một câu ngắn gọn.
Ví dụ trong trường hợp của Văn đó là khả năng biến những thứ khó hiểu trở nên dễ hiểu. Hoặc là khả năng biến những kiến thức trừu tượng trở nên đơn giản.
Thì đó là cách mà Văn đã tìm ra vùng thiên tài của mình. Các bạn hãy nhớ lại xem có khoảnh khắc nào mà bạn cảm thấy tự hào về bản thân mình hay không, khi nào bạn cảm thấy mình được tỏa sáng nhất.
- Có thể là lúc bạn vẽ một bức tranh, chụp một tấm ảnh, sáng tác một bài hát hoặc viết một bài văn.
- Có thể là lúc bạn đứng trên sân khấu biểu diễn một vở kích, nhảy một điệu nhảy, hát một bài hát, hoặc thuyết trình về một vấn đề nào đó.
- Có thể là lúc bạn sửa lỗi một đoạn code, vẽ một bản vẽ, thiết kế một sản phẩm nào đó.
- Có thể là lúc bạn phân công, chỉ đạo, sắp xếp công việc cho một người hoặc một đội ngũ nào đó.
- Có thể là lúc bạn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra một điều gì đó mới mẻ.
- Có thể là lúc bạn hướng dẫn, giúp đỡ, chăm sóc một ai đó, một cái cây, hoặc một con vật.
- Có thể là lúc bạn lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu và chữa lành cho một ai đó.
Những hành này không nhất thiết phải là những hành động lớn lao, vĩ đại. Nó có thể là những hành động rất bình thường của bạn. Miễn sao điều đó làm bạn cảm thấy tự hào về mình là được.
Các bạn hãy liệt kê hết tất cả những hành động đó ra, liệt kê càng nhiều, càng chi tiết, thì các bạn sẽ càng dễ nhận thấy có một mô thức chung nào đó được lặp đi lặp lại giữa những hành động. Thì cái điểm chung đó rất có thể là vùng thiên tài của bạn.
Okay, thì đó là phần hướng dẫn của bài tập ngày hôm nay. Văn hy vọng là thông qua bài tập này các bạn có thể tìm ra được vùng thiên tài của mình.
Nhưng nếu như chưa tìm ra được thì các bạn cũng yên tâm, chúng ta vẫn còn một tập nữa. Bạn nào chưa tìm ra thì hãy tiếp tục làm bài tập thứ 3. Bạn đã tìm đã tìm ra thì bài tập tiếp theo sẽ giúp bạn khẳng định lại vùng thiên tài của mình.
Bài 22: Vùng Thiên Tài (bài tập 3)
Bạn có thể thay thế cụm từ được ngạch dưới sao cho đúng với bạn nhất:
- Khả năng viết bài đánh đúng tâm lý khách hàng
- Khả năng giải thích các tình huống chính trị phức tạp
- Khả năng thiết kế theo phong cách tối giản
- Khả năng nói trước đám đông theo phong cách kể chuyện
- Khả năng khơi gợi cảm xúc bằng thông điệp ý nghĩa
- Khả năng lãnh đạo một đội nhóm bằng sự kết nối
- Khả năng viết truyện giả tưởng
- Khả năng múa hiện đại
- Khả năng hát rap
- Khả năng sáng tác bài hát
- Khả năng viết kịch bản
- Khả năng nấu món Á Âu
- Khả năng thể hiện cảm xúc với màu sắc
- Khả năng sáng tạo nội dung quảng cáo
- Khả năng phát hiện và loại bỏ sự kém hiệu quả trong công ty
- Khả năng mô hình hóa phản ứng hóa học hữu cơ
- Khả năng thuyết phục bệnh nhân
- Khả năng tư duy mô hình học máy (learning machine)
- Khả năng làm việc với linh kiện điện tử
- Khả năng tìm ra giải pháp tối ưu
- Khả năng tối ưu hóa hệ thống
- Khả năng sáng tạo dựa trên sự sao chép
- Khả năng giảng bài theo phong cách hài hước
- Khả năng biến những kiến thức trừu tượng thành đơn giản
- Khả năng đọc vị tâm lý khách hàng
- Khả năng thiết kế website theo phong cách elegant
- Khả năng châm biếm chính trị (diễn viên hài)
- Khả năng hướng dẫn cho trẻ cách tự học
- Khả năng luyện tập và thành thạo về yoga
- Khả năng hiểu biết về bệnh trầm cảm
- Khả năng đồng cảm với bệnh nhân
- Khả năng nhiếp ảnh phong cảnh
- Khả năng vẽ chân dung
- Khả năng huấn luyện thiên về sức mạnh
- Khả năng làm việc với động vật
- Khả năng chăm sóc cây cảnh
- Khả năng sáng tạo với hoa
- Khả năng lập kế hoạch hậu cần cho một sự kiện
- Khả năng thiết kế kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên
- Khả năng nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư mới
- Khả năng phát triển hệ thống giao dịch tài chính
- Khả năng nhập vai
- Khả năng thuyết phục khách hàng bằng cách nhận ra vấn đề họ
- Khả năng thuyết phục khách hàng bằng cách xây dựng niềm tin
- Khả năng hướng dẫn cho các doanh nghiệp cách mở rộng quy mô
- Khả năng tính toán nhanh
- Khả năng ghi nhớ
- Khả năng sắp xếp đúng người đúng việc
- Khả năng nhìn ra bức tranh lớn
- Khả năng truyền động lực cho người khác hành động
- …
Bài 23: Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống (bài tập 1)
Bài 24: Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống (bài tập 2)
Trước khi bước vào phần thực hành thì chúng ta sẽ nói một chút về ý nghĩa cuộc sống. Ý nghĩa cuộc sống hay còn gọi là giá trị sống. Giá trị sống của bạn được thể hiện khi bạn mang những giá trị của mình trao cho những người xung quanh, khi đó các bạn sẽ cảm thấy được bản thân của mình có giá trị.
Hoặc nói một cách đơn giản hơn, khi các bạn giúp đỡ người khác, và các bạn thấy họ tốt hơn, họ phát triển hơn, họ hạnh phúc hơn nhờ sự giúp đỡ bạn, thì bạn sẽ cảm thấy được cuộc này thật ý nghĩa. Thì đó chính là ý nghĩa cuộc sống.
Vậy thì để tìm được ý nghĩa cuộc sống thì bạn cần phải trả lời được 2 câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất đó là, bạn có thể giúp gì cho mọi người? Câu hỏi thứ 2 là, mọi người cần gì để bạn có thể giúp?
Vậy thì làm sao để trả lời cho câu hỏi thứ nhất? Bạn có thể giúp gì cho người ta. Thì thật ra bạn đã trả lời câu hỏi đó rồi, thông qua những bài tập như:
- 50 câu hỏi thức tỉnh mục đích sống
- Bài tập bão não
- Bài tập dẫn thiền 100 triệu đô
- Vùng thiên tài
- Và bài tập vượt qua thử thách của ngày hôm qua
Bây giờ các hãy đọc lại những bài tập đó giúp Văn. Nội dung mà các bạn đã trả lời cho những bài tập đó chính là vốn liếng là bạn có, bạn có thể dùng nó để giúp đỡ cho những người xung quanh quanh bạn.
Các bạn nên đọc lại một cách nghiêm túc nha, bởi vì nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho câu hỏi tiếp theo.
Tiếp theo, tới câu hỏi thứ 2. Mọi người cần gì để bạn có thể giúp? Thì có 8 khía cạnh trong cuộc sống mà ai ai cũng có nhu cầu thiện đó là:
- Sức khỏe
- Phát triển bản thân
- Mối quan hệ
- Tài chính
- Sự nghiệp
- Giải trí
- Chia sẻ
- Tâm Linh
Đây được gọi là bánh xe cuộc đời. Đối với một người, nếu có 1 hoặc 1 vài khía cạnh nào đó bị thiếu đi, sẽ dẫn tới mất cân bằng trong cuộc. Vì vậy, ai ai trong chúng ta cũng có nhu cầu cải thiện 8 khía cạnh này.
Tới đây, bạn hãy chọn 1 lĩnh vực mà bạn nghĩ là mình có đủ khả năng để giúp người khác phát triển trong lĩnh vực đó.
Ví dụ, đối với Văn sẽ là lĩnh vực phát triển bản thân. Nếu các bạn còn nhớ những câu chuyện hôm qua Văn kể về 2 đứa bạn của Văn, một đứa hướng dẫn người khác đầu tư tài chính, thì đó là lĩnh vực tài chính. Một đứa hướng dẫn tập gym, thì đó là lĩnh vực sức khỏe.
Hai bà chị của Văn, một người dạy khí công, thì đó là lĩnh vực sức khỏe. Một người chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh online thì đó là lĩnh vực sự nghiệp.
Nếu có khiếu hài hước, diễn xuất, văn nghệ, hoặc có thể tạo ra những trò chơi điện tử thì đó là lĩnh vực giải trí.
Nếu bạn có nhiều kiến thức về tình yêu, hôn nhân gia đình, nuôi dạy con cái thì bạn có thể chọn lĩnh vực mối quan hệ.
Nếu bạn có khả năng chữa lành, thiền, hay có nhiều kiến thức về tâm linh thì bạn có thể chọn lĩnh vực tâm linh.
Nếu các bạn đã hoàn thành những bài tập trong những video trước thì tới phận này các bạn sẽ rất dễ lựa chọn.
Tất nhiên là nếu các bạn có khả năng thì các bạn có thể chọn nhiều lĩnh vực. Nhưng Văn khuyên là các bạn nên bắt đầu bằng 1 lĩnh vực trước đã. Và hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Bài 25: Phương Tiện Vận Chuyển IKIGAI
Nói tới phương tiện thì các bạn sẽ nghĩ tới các loại phương tiện như xe máy, ô tô, xe lửa, tàu thuyền, máy bay. Khi sử dụng các loại phương tiện này thì chúng sẽ mang lại cho chúng ta 2 lợi ích chính. Thứ nhất là nhanh, thứ 2 là cùng lúc có thể vận chuyển được nhiều người.
Bây giờ các bạn hãy hình dung nha, bạn đi bộ từ điểm A tới điểm B, trên đường đi tới điểm B thì bạn thấy một bà cụ cũng đi tới điểm B như bạn, và bạn thấy bà cụ quá mệt rồi đi hết nổi nữa rồi. Vậy là bạn quyết định cổng bà cụ đó đi.
Nhưng khi càng đi, bạn lại càng thấy nhiều ông cụ bà cụ khác cũng đi tới điểm B và cũng rất mệt. Nhưng mà bạn chỉ có một cái lưng thôi, bạn làm sao có thể cổng hết tất cả mọi người. Lúc này bạn sẽ ước gì mình có một chiếc xe khách 50 chỗ, bạn sẽ chở được nhiều hơn. Thì đó chính là tác dụng của phương tiện. Cùng một lúc có thể chở được nhiều người.
Bản thân Văn muốn chia sẻ với mọi người về Luật Hấp Dẫn, nếu như không có youtube thì Văn phải gặp từng người để kể về luật hấp dẫn, như vậy sẽ rất mất thời gian và cũng không tiếp cận được bao nhiêu người cả.
Nhưng mà nhờ có youtube, 1 video của Văn có thể chia sẻ tới hàng ngàn người cùng một lúc. Thì youtube chính là phương tiện của Văn, phương tiện này sẽ giúp vận chuyển giá trị của Văn tới với nhiều người hơn.
Sau đây Văn sẽ liệt kê ra một số loại phương tiện cho các bạn lựa chọn. Tùy vào lĩnh vực mà bạn chọn ở video mà chúng ta sẽ có những loại phương tiện khác nhau.
Nhưng nhìn chung sẽ có 2 loại phương tiện, thứ nhất là phương tiện phổ biến, ai cũng có thể dùng được. Thứ 2 là phương tiện đặc thù cho từng lĩnh vực khác nhau.
Phương tiện phổ biến ai cũng có thể dùng được, đó là các nền tảng mạng xã hội phổ biến như youtube, facebook, instagram, blog, tiktok. Nhờ vào việc tận dụng những nền tảng này mà giá trị của các bạn đã tiếp cận được nhiều người hơn.
Loại phương tiện thứ 2 là phương tiện đặc thù của từng ngành nghề.
Ví dụ, bạn là một lập trình viên, và bạn muốn viết một ứng dụng giúp mọi người học tiếng Anh dễ dàng hơn, thì phương tiện của bạn sẽ là những kho ứng dụng như google play, app store. Nhờ những kho ứng dụng này là sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận được nhiều người hơn.
Ví dụ, bạn là giáo một viên tiếng Anh và bạn muốn dạy theo cách riêng của bạn, ước mơ của bạn là mở một trung tâm tiếng Anh của riêng bạn. Thì cái trung tâm tiếng Anh đó chính là phương tiện của bạn.
Một ví dụ khác, cái khó khăn nhất mà bạn từng đấu tranh trong cuộc mình đó chính là việc học tiếng Anh, sau nhiều năm thất bại trong việc học tiếng Anh cuối cùng bạn rút ra được một phương pháp học hiệu quả của riêng bạn. Và bạn muốn chia sẻ phương pháp này tới mọi người bằng cách viết 1 cuốn sách. Thì cuốn sách cuốn là phương tiện của bạn.
Các bạn thấy đó, tuy có cùng một giá trị sống là giúp mọi người cải thiện tiếng Anh, nhưng mỗi người sẽ lựa một loại phương tiện khác nhau. Phương tiện gì thì sẽ phụ thuộc vào thế mạnh của bạn.
Nếu bạn mạnh về lập trình, phương tiện sẽ là những kho ứng dụng. Nếu bạn mạnh về quản lý, mạnh về nói trước đám đông thì phương tiện là trung tâm tiếng Anh. Nếu bạn mạnh về viết lách thì phương tiện là một cuốn sách.
Okay, thì đó là lĩnh vực phát triển con người, mà cụ thể là tiếng Anh. Văn sẽ lấy ví dụ thêm về một số lĩnh vực khác.
Ví dụ, quê của bạn rất nổi tiếng về đồ thủ công mỹ nghệ, và bạn muốn giúp người dân quê bạn có thêm thu nhập, và bạn muốn nhiều người biết tới sản phẩm của quê mình. Vì vậy, bạn thành lập một cty xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ. Thì cái công ty đó chính là phương tiện, nhờ vào công ty của bạn mà nhiều người dân quê bạn có công ăn việc làm. Nhờ công ty đó mà nhiều người biết tới đồ thủ công của quê bạn.
Ví dụ, bạn giúp đỡ mọi người cải thiện sức khỏe bằng cách tập yoga, tập gym. Bạn muốn dạy người nhiều người cùng một lúc thì bạn phải mở một phòng tập với sức chứa 50 người, 100 người. Thì phòng tập chính là phương tiện đặc thù trong lĩnh vực của bạn.
Hoặc ví dụ như, bạn là một diễn giả, một diễn viên, ca sĩ. Thì sân khấu với sức hàng ngàn người chính là phương tiện đặc thù của bạn.
Hoặc nếu như bạn là một họa sĩ, phương tiện của bạn là phòng triển lãm tranh. Nếu bạn là một nhà văn thì phương tiện của bạn sẽ là sách, có thể là sách giấy, sách điện tử hoặc sách nói.
Nếu lĩnh vực của bạn là dịch vụ thức ăn đồ uống thì phương tiện của bạn là nhà hàng, quán cà phê. Hoặc chuỗi nhà hàng, chuỗi quán cà phê. Nếu như bạn là một nhà khoa học, nhà nghiên cứu, thì phương tiện đặc thù của bạn sẽ là những phòng lab, phòng thí nghiệm, những bài báo khoa học.
Bài 26: Đây Là IKIGAI Của Bạn
Chào các bạn, bài viết này sẽ là bài tập cuối cùng trong chuỗi hành trình đi tìm ikigai của chúng ta. Trong bài tập ngày hôm, chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất. Đó là ikigai của bạn là gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn phải trả lời được 3 câu hỏi? Câu hỏi thứ nhất, giá trị sống của bạn là gì? Câu hỏi thứ 2, vùng thiên tài của bạn là gì? Câu hỏi thứ 3, phương tiện của bạn là gì?
Đối với câu hỏi thứ nhất, giá trị sống của bạn là gì? Văn đã hướng dẫn các bạn trong 2 video đi tìm ý nghĩa cuộc sống, là video thứ 23 và video 24.
Đối với câu hỏi thứ 2, vùng thiên tài của bạn là gì? Văn đã hướng dẫn trong 3 video đi tìm vùng thiên tài, video thứ 20, 21 và 22.
Đối với câu hỏi thứ 3, phương tiện của bạn là gì? Văn đã hướng dẫn trong video lựa chọn phương tiện, video thứ 25.
Sau khi các bạn đã trả lời được 3 câu hỏi trên, chúng ta sẽ có 3 công thức để ghép thành IKIGAI như sau:
Công thức 1:
Nếu giá trị sống của bạn nằm trong bánh xe cuộc đời.
IKIGAI = GIÚP MỌI NGƯỜI phát triển/cải thiện/nâng cao + 1 LĨNH VỰC TRONG BÁNH XE CUỘC ĐỜI + bằng/thông qua/nhờ vào + VÙNG THIÊN TÀI + bằng/thông qua/nhờ vào + PHƯƠNG TIỆN
Những từ mà Văn gạch chéo thì cách bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 hoặc các bạn cứ chọn một từ riêng của bạn, miễn sao phù hợp với câu của bạn là được.
Ví dụ 1.
GIÚP MỌI NGƯỜI phát triển BẢN THÂN bằng cách BIẾN NHỮNG KIẾN THỨC TRỪU TƯỢNG THÀNH ĐƠN GIẢN thông qua VIDEO và BÀI VIẾT
Ví dụ 2:
GIÚP MỌI NGƯỜI cải thiện TÀI CHÍNH bằng cách QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ CẢM XÚC TRONG ĐẦU TƯ thông qua CÁC BUỔI ĐÀO TẠO TRÊN ZOOM và BÀI VIẾT TRÊN FANPAGE
Ví dụ 3:
GIÚP MỌI NGƯỜI nâng cao SỨC KHỎE bằng YOGA VÀ THỰC DƯỠNG thông qua PHÒNG HỌC YOGA 50 NGƯỜI VÀ VIDEO TRÊN YOUTUBE
Công thức 2:
Nếu giá trị sống của bạn KHÔNG nằm trong bánh xe cuộc đời.
IKIGAI = GIÁ TRỊ SỐNG + bằng/thông qua/nhờ vào + VÙNG THIÊN TÀI + bằng/thông qua/nhờ vào + PHƯƠNG TIỆN
Ví dụ 1.
TẠO RA CÁC VẬT LIỆU TIÊN TIẾN MỚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG bằng cách MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC HỮU CƠ trong PHÒNG THÍ NGHIỆM
Ví dụ 2.
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ QUÊ HƯƠNG bằng cách TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH SẢN XUẤT thông qua THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU
Ví dụ 3.
TẠO CẢM HỨNG CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ TÂM HÔN ĂN UỐNG thông qua KẾT HỢP CÁC MÓN ĂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG THEO NHỮNG CÁCH ĐỘC ĐÁO bằng cách MỜ NHÀ HÀNG ĐÔNG TÂY
Ví dụ 4.
GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN NHANH HƠN bằng cách HƯỚNG DẪN TRẺ EM KHẢ NĂNG TỰ HỌC thông qua BÀI GIẢNG TRÊN LỚP và ONLINE
Công thức 3:
Nếu bạn chưa biết vùng thiên tài của mình là gì, hãy thay thế bằng một bộ môn hoặc kiến thức mà bạn am hiểu.
IKIGAI = GIÁ TRỊ SỐNG + bằng/thông qua/nhờ vào + BỘ MÔN/KIẾN THỨC + bằng/thông qua/nhờ vào + PHƯƠNG TIỆN
Ví dụ 1.
GIÚP MỌI NGƯỜI CẢI THIỆN SỨC KHỎE bằng cách TẬP THÁI CỰC QUYỀN thông qua LỚP HỌC ONLINE và OFFLINE
Ví dụ 2.
GIÚP MỌI NGƯỜI PHÁT TRIỂN TÂM LINH bằng cách CHIA SẺ KIẾN VỀ TÂM LINH thông qua BÀI VIẾT TRÊN BLOG VÀ FACEBOOK
Bài 27: Quy Tắc 10.000 Giờ
Bài 28: Kỹ Năng Ra Quyết Định
Chào các bạn, một trong những kỹ năng quan trọng nhất sau 30 bài viết này chính là kỹ năng ra quyết định. Bởi vì sau khi hoàn thành 30 này thì Văn cảm thấy mình hiểu bản thân mình nhiều hơn.
Hồi trước khi mà Văn không hiểu gì về bản thân mình, thì khi có một đề gì đó xảy ra, Văn sẽ đi hỏi người này, hỏi người nọ để xin lời khuyên. Vì Văn không hiểu gì về bản thân mình,, nên Văn không có khả năng đưa ra quyết định.
Mà khi người ta cho mình lời khuyên thì người ta chỉ đưa ra những lời khuyên dựa trên quan điểm, dựa trên thế giới quan của họ thôi. Mà mỗi người chúng ta đâu ai giống ai, chắc gì những thứ đúng với người ta, đã đúng với mình.
Mà đúng hay không đúng gì mình cũng không biết được, bởi vì gốc rễ là do mình không hiểu bản thân mình, nên mình cũng không biết lời khuyên của người ta là đúng hay không đúng với mình.
Cứ như vậy, mình nghe theo người này, nghe theo người kia, cuối cùng càng ngày thì những lời khuyên của mọi người càng đẩy mình ra xa với giá trị sống của mình.
Và mọi thứ như thất bại, chọn sai ngành, bị lừa, cảm giác chênh vênh, tất cả đều bắt nguồn thì việc không hiểu bản thân.
Sau khi mà Văn biết được giá trị cốt lõi của mình là gì, thế mạnh của mình là gì, ikigai của mình là gì, thì khả năng ra quyết định của Văn được cải thiện rất là nhiều.
Ví dụ lúc trước, khi ra nhà sách thì Văn xem cuốn sách nào đang bán chạy, cuốn nào bestseller thì Văn sẽ mua Văn đọc. Nhưng sau khi biết thế mạnh của mình là gì, ikigai của mình là gì thì khi vào nhà sách Văn sẽ mua những cuốn sách có liên quan tới ikigai, hoặc có thể cải thiện thế mạnh của Văn.
Ví dụ như khi mà Văn có tiền thì Văn hay tiêu tiền lãng phí như mua giày hoặc mua đồ chơi công nghệ, nhưng khi Văn nhận ra giá trị của mình là kiến thức và sức khỏe, thì Văn dùng tiền để đầu tư vào mua sách mua khóa học, thuê sân đánh cầu lông, tập khí công.
Cái ngày mà Văn bảo vệ luận Văn tốt nghiệp ở trường, thì có rất nhiều công ty tới xem, nhóm của Văn lại là nhóm đạt điểm cao nhất trong cái ngày bảo vệ đó, nên có nhiều anh chị tuyển dụng lại bắt chuyện với Văn, họ mô tả về công việc, môi trường cty, phúc lợi như thế nào.
Đối với một sinh viên mới ra trường thì những cái đó nó rất cám dỗ, nhưng Văn vẫn quyết định sống với ikigai của mình. Thì đó là quyết định lần thứ nhất của Văn.
Sau đó 1 năm, Văn đi họp lớp với tụi bạn đại học, đứa nào cũng có mức lương từ 20 tới 30tr hết. Tại vì tụi Văn là chuyên ngành IT, được đào tạo bằng tiếng Anh nữa, nên đa số là làm cho cty nước ngoài, nên lương cũng khá cao.
Lúc đó thì thu nhập của Văn chỉ có 3tr từ tiền viết bài thuê thôi các bạn. Trong khi Văn là đứa có điểm tốt nghiệp cao nhất trong nguyên đám.
Văn ngồi nghe tụi nó kể về chuyện cty, chuyện lên chức, lên lương, trong khi công việc của Văn thì bấp bênh, thu nhập thì bằng 1/10 tụi nó. Cái cảm giác đó nó khó tả lắm các bạn.
Nhưng Văn vẫn quyết định theo đuổi ikigai của mình, thì đó là quyết định lần thứ 2. Và tới ngày hôm nay Văn thật sự biết ơn vì mình đã có những quyết định đúng đắn.
Nếu Văn không có kỹ năng ra quyết định, thì chắc bây giờ Văn đã đẩy đi rất xa khỏi giá trị sống của mình.
Trong video trước Văn có kể với các bạn về một thằng bạn của Văn đã thay đổi ngoại hình nhờ vào tập gym. Nhờ nó có ngoại hình đẹp nên được nhận vào làm nhân viên lễ tân của khách sạn. Nhưng nó kể với Văn là có cảm thấy chán vì công việc cứ lặp đi lặp lại. Nhưng vẫn phải để có tiền để trang trải cuộc sống.
Văn hỏi nó có định hướng gì không? Nó không biết. Văn hỏi nó thời gian rảnh thì hay gì? Nó nói là tập gym với chơi game. Thường khi một người không hiểu về bản thân mình thì câu trả lời của miệng của họ là tôi không biết. Nên Văn đã hướng dẫn nó làm những bài tập về ikigai.
Ikigai của nó là giúp mọi người cải thiện vóc dáng bằng chế độ luyện tập riêng cho từng người thông qua mở phòng tập.
Vậy là sau này thời gian rảnh của nó không dùng để chơi game nữa, nó đi học chứng chỉ huấn luyện viên, nhận học viên để đào tạo cá nhân, kiếm thêm thu nhập, tìm hiểu về kinh nghiệm mở phòng tập.
Thì đây là hình ảnh của một người trước và sau khi biết ikigai của mình là gì. Văn kể câu chuyện nào là dành cho những bạn vừa phải làm việc để trang trải cuộc sống, vừa muốn theo đuổi ikigai của mình.
Các bạn cứ làm công việc hiện tại của các bạn, nhưng trong thời gian đó, các bạn hãy tích lũy vốn, tích lũy kiến thức. Rồi dần dần các bạn hãy chuyển từ công việc hiện tại sang công việc đúng với ikigai của bạn. Như vậy sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Văn thấy có nhiều anh chị đi làm một thời gian, tích lũy được một số vốn, thấy bạn bè của mình thành công, nên cũng muốn ra làm chủ, vậy là nghỉ làm lấy vốn ra kinh doanh.
Trong khi không có kiến thức về kinh doanh, cũng không biết mình có hợp với lĩnh vực đó không. Cuối cùng kinh doanh thất bại, suy sụp buồn rầu.
Bạn bè thấy vậy nên dẫn đi tham gia một cái lớp truyền động lực để lấy lại tinh thần. Mà lúc đó đang suy sụp cái tự nhiên được truyền động lực, được mở mang kiến thức thì như vớ được một cái phao cứu hộ, như được mở ra một chân trời mới.
Vậy là tiếp tục đăng ký thêm những khóa học phát triển bản thân, dạy làm giàu. Mà xui sao vô những lớp dạy làm giàu thì gặp mấy chuyên gia đa cấp, chuyên gia tiền ảo.
Cuối cùng như thế nào nào thì các bạn cũng đoán được rồi đó. Tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân là vì mình không hiểu bản thân mình.
Tóm lại, các bạn cần phải biết giá trị của bạn nằm ở đâu, thế mạnh của mình gì, điều gì quan trọng nhất với bạn. Từ đó hãy đưa ra những quyết đúng đắn của cuộc đời mình.
Bài 29: 5 Cách Vận Dụng Luật Hấp Dẫn
Chào các bạn, trong bài viết này Văn sẽ hướng dẫn các bạn 5 cách vận dụng luật hấp dẫn để biến ikigai của mình thành sự thật.
Trong quá trình các bạn làm những bài tập liên quan tới IKIGAI, thì các bạn đừng lo là những bài tập các bạn đã làm nó hay chưa tốt. Thứ quan trọng nhất của cuộc hành trình này đó quảng thời gian vừa rồi các bạn đã đắm mình vào những khái niệm như là giá trị sống, thế mạnh, vùng thiên tài, hạnh phúc, ý nghĩa cuộc.
Thì đó là lúc các bạn đang gieo vào tiềm thức của mình những hạt giống về ikigai. Quả của các bạn sẽ không nổ trong lúc thực hành 30 video mà các bạn sẽ thấy được thành quả sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm nữa.
Khi các bạn đã hoàn thành 30 video này thì trực giác của các bạn sẽ được phát triển rất mạnh. Các bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm với những cơ hội đến với bạn.
Thật ra vũ trụ luôn rất bao dung và giàu có, vũ trụ luôn mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội để được sống một cách trọn vẹn và hạnh phúc. Nhưng do trước đây do các bạn chưa có trong đầu những khái niệm như giá trị sống, vùng thiên tài, hay là phương tiện, nên khi cơ hội tới, bạn không nhận ra và bạn để nó lướt qua bạn.
Nhưng sau khi các bạn đã gieo những hạt giống về giá trị sống, về vùng thiên tài, về phương tiện vào thức thì khi một cơ hội tới với bạn thì ngay lập tức bạn sẽ nhận ra. À, đây là cơ hội để mình cải thiện thì mạnh nè, đây là hội để mình vận dùng phương tiện nè, đây là cơ hội để mình trao đi giá trị nè.
Thì đó chính là sự khác nhau giữa trước và sau khi các bạn thực hành 30 video này, trực giác của các bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những cơ hội.
Và nhờ các bạn nhận ra được cơ hội, các bạn nắm bắt, các bạn hành động, thì càng ngày các bạn lại càng tạo ra nhiều rung động có cùng tần số với ikigai của bạn, và rồi theo một cách màu nhiệm nào đó, bạn sẽ được sống đúng với ikigai của mình. Dù cho hiện tại bạn đang ở trong bất kỳ tình huống khó khăn nào đi nữa.
1. Phương pháp thứ nhất là bảng tầm nhìn
Các bạn hãy làm 1 bảng tầm nhìn, trong đó có chứa những hình ảnh liên quan tới ikigai của bạn.
Các bạn cũng có thể chuẩn bị một từ giấy A4, viết lên 5 giá trị cốt lõi, 5 thế mạnh của bạn, vùng thiên tài, 10 câu hỏi quan trọng nhất. Rồi dán từ giấy đó ở bàn làm việc của mình, hoặc bất cứ nơi nào bạn bạn dễ nhìn thấy nhất.
Làm như vậy thì mỗi bạn sẽ được nhìn thấy những thứ có liên quan tới ikigai của mình, thì dần dần, các bạn sẽ tạo ra được những rung động có cùng tần số với ikigai của bạn.
2. Phương pháp thứ 2 là anh chàng chờ đợi
Các bạn hãy dùng phương pháp anh chàng chờ đợi để đặt mục tiêu cho 1 năm, 3 năm và 5 năm nữa của bạn.
Ví dụ, mục tiêu của Văn trong 1 năm đó là cải thiện kỹ năng nói, cải thiện kỹ năng viết, hoàn thành 100 video đầu tiên trên youtube và được 100 người đăng ký kênh.
Mục tiêu 3 năm của Văn là có được 10.000 người đăng ký kênh, có thu nhập từ youtube và blog, mở thêm một số khóa học online về kỹ năng làm youtube, kỹ năng viết lách và luật hấp dẫn.
Mục tiêu 5 năm của Văn là hoàn thành 1000 video trên youtube, đạt được 100.000 người đăng ký, mở một homestay kết hợp học tập, luyện thái cực và nghỉ dưỡng.
Thì đó là cách Văn sử dụng phương pháp anh chàng chờ đợi để đặt ra những mục tiêu liên quan tới ikigai của Văn. Theo Văn quan sát thì khi đặt ra mục tiêu như vậy thì thường kết quả nó sẽ tới sớm hơn dự kiến.
3. Phương pháp thứ 3 là hành trình Hero
Hero nghĩa là anh hùng, mà các bạn cũng biết đó, không phải tự nhiên mà người ta được gọi anh hùng, người ta phải trải qua một khó khăn thử thách nào đó, cuối cùng họ vượt qua được và giành thắng lợi thì được gọi là anh hùng.
Khi các bạn bước vào hành trình theo đuổi ikigai, chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn đang chờ đón bạn ở phía trước.
Nhưng các bạn đừng đợi tới khi bắt tay vào làm rồi phát hiện ra khó khăn. Ngay bây giờ, các bạn có thể tự suy nghĩ, hoặc tìm hiểu trên google, trên youtube về lĩnh vực có liên quan tới ikigai của bạn, hoặc tốt nhất là hỏi những người đang làm trong lĩnh vực đó xem những khó khăn của một người khi mới bước vào lĩnh vực này là gì? Sau đó các bạn hãy ghi những khó khăn đó ra giấy.
Ví dụ, trước khi bước vào hành trình sống với ikigai của mình là Văn dành thời gian ra để tìm hiểu và liệt kê ra những khó khăn mà Văn sẽ gặp phải như, phản đối từ gia đình, cái nhìn kỳ thị của bạn bè, 100 video đầu tiên trên youtube cũng như 100 bài viết đầu tiên trên blog sẽ không có người xem, không có khả năng nói chuyện trước camera nên chắc chắn sẽ bị chê, sẽ không có bất kỳ nguồn thu nhập nào từ youtube hay blog trong 2 năm đầu tiên.
Thì đó những thứ mà Văn đã tìm hiểu và Văn biết rằng đây là những thử thách mà mình sẽ phải đối mặt khi làm việc trên internet.
Đối với phương pháp hành trình hero, các bạn hãy tưởng tượng ra những khó khăn mà các bạn sẽ gặp, sau đó các bạn tượng mình mình đã thành công vượt qua được khó khăn đó.
Nếu được, các bạn hãy suy nghĩ ra những cách mà các bạn sẽ giải quyết những khó khăn đó như thế nào vào trong quá trình tưởng tượng.
Nếu chưa nghĩ ra giải pháp thì các bạn cứ việc tưởng tượng cảnh mình đã thành công vượt qua khó khăn đó. Càng tượng tưởng thì tiềm thức sẽ giúp bạn tìm ra phải pháp cho khó khăn đó.
Lợi ích của phương pháp hành trình hero đó là khi bạn thật sự gặp phải những khó khăn này trong thực tế thì bạn sẽ vượt qua được rất dễ dàng.
4. Phương pháp thứ tư là nhật ký ikigai
Các bạn có thể dùng cuốn tập mà các bạn đã làm những bài tập về ikigai để làm nhật ký ikigai.
Trong cuốn nhật ký này các bạn ghi lại những sự kiện có liên quan tới ikigai của bạn.
Ví dụ như những lời khen, những lời cảm ơn của người khác dành cho bạn, những người mà bạn đã giúp đỡ được, bạn giúp đỡ họ như thế nào, những cơ hội mà vũ mang đến cho bạn, những việc bạn đã làm để cải thiện thế mạnh, những mục tiêu, những kế hoạch của bạn, những khó khăn mà bạn gặp phải trong hành trình đi sống với ikigai, những điều mà bạn biết ơn trong hành trình này.
Trong quá trình các bạn theo đuổi ikigai của mình thì có sự kiện gì các bạn nghĩ là các bạn cần ghi lại thì các bạn hãy ghi nó vào nhật ký ikigai này.
Cuốn nhật ký này giống như một tấm bản đồ cho các bạn vậy, các bạn càng ghi thì các bạn sẽ càng rõ về con đường dẫn tới ikigai của các bạn.
5. Phương pháp thứ 5 là hành động
Mục đích của 4 phương pháp trên là giúp bạn tạo ra những rung động có cùng tần số với ikigai bạn, từ đó vũ trụ sẽ mang đến cho bạn những cơ hội có liên quan tới ikigai của bạn.
Nhiệm vụ của bạn là hãy nắm bắt cơ hội và hành động, chỉ khi các bạn hành động thì các bạn mới tạo ra được kết quả. Các bạn càng hành động thì các bạn sẽ càng tạo ra nhiều rung động có cùng tần số với ikigai của bạn, và càng ngày sẽ càng có nhiều cơ hội tới với bạn hơn. Thì đó chính là cách vũ trụ đẩy bạn tới gần với ikigai của bạn.
Okay, trên đây là 5 phương pháp vận dụng luật hấp dẫn của Văn. Văn hy vọng là nhờ vào 5 phương pháp này các bạn cũng có thể nhanh chóng đạt được ikigai của mình. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi video.
Bài 30: Những Điều Nhiệm Màu
Chào các bạn, vậy là chúng ta đã trải qua hơn 2 tháng cùng nhau làm bài tập, cùng nhau đi tìm ikigai. Trước khi bước vào nội dung chính của video này, Văn xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn đã tin tưởng và đồng hành cùng Văn trong suốt 2 tháng qua. Cảm ơn mọi người đã để lại comment bên dưới mỗi video của Văn.
Nội dung cuối cùng Văn muốn chia sẻ với các bạn đó là về những điều nhiệm màu. Thường thì khi các bạn áp dụng luật hấp dẫn sẽ cần ít nhất là 21 ngày để luật hấp dẫn bắt đầu hoạt động.
Thì đối với ikigai cũng vậy, những điều nhiệm màu sẽ không xảy ra trong 30 video này, mà nó sẽ xảy ra sau khi các bạn hoàn thành 30 video này. Đó là lý do Văn luôn động viên mọi người hãy kiên trì thực hành đến cùng, đừng bỏ dở giữa chừng.
Bản thân Văn bỏ 5 năm để học đại học, bởi vì Văn học chương trình tiếng Anh nên mất thêm 1 năm gọi là dự bị đại học, nên tổng cộng chương trình học là 5 năm.
Thời gian dài, học phí đắt, nhưng cuối cùng Văn lại không đi làm đúng chuyên ngành, thì các bạn cũng biết đó, chắc chắn là ba mẹ nào cũng sẽ phản đối thôi, và Văn cũng đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rồi, cụ thể là Văn đã liệt kê trong phương pháp hành trình Hero.
Nhưng một điều làm Văn bất ngờ đó là ba mẹ lại không phản đối, mẹ Văn chỉ nói với Văn là con làm sao đủ tiền con sài là được rồi. Đây là điều nhiệm màu thứ nhất xảy ra với Văn.
Trước khi Văn biết về IKIGAI của mình thì Văn có làm tiếp thị liên kết cho Unica, Văn cũng có viết blog, nhưng những việc này lại không kiếm ra tiền cho Văn. Nhưng sau khi Văn quyết tâm theo đuổi ikigai của mình thì Văn nhận được email của google là blog của bạn đã được bật kiếm tiền. Và những bài viết tiếp thị liên kết của Văn cũng bắt đầu có tiền hoa hồng. Thì đó là điều kỳ diệu thứ 2.
Văn xây dựng kênh youtube của mình gần 2 năm, Văn đăng hàng trăm video trên đó nhưng nó lại không phát triển. Rồi một ông anh Văn tặng cho Văn khóa học làm youtube trị giá 2000 đô, Văn học và làm theo cuối cùng phát triển được kênh youtube của mình. Đó là điều kỳ diệu thứ 3.
Và còn rất rất nhiều những điều kỳ diệu khác nữa đã xảy ra với Văn, và nguyên nhân của những điều kỳ diệu chính là bắt nguồn từ việc Văn đã hoàn thành những bài tập đi tìm ikigai.
Mỗi lần Văn làm bài tập, chính là một lần Văn gieo những hạt giống nhiệm màu vào tiềm thức của mình. Và những điều kỳ diệu đã xảy ra chính là quả của những hạt giống nhiệm màu đó.
Vì vậy Văn tin là khi các bạn là hoàn thành những bài tập về ikigai, dù cho tốt hay không tốt, thì tất cả mọi người đều đã gieo vào tiềm thức của mình những hạt giống nhiệm màu.
Và sau 30 video này thì các bạn sẽ dần dần, dần dần nhìn thấy những điều diệu kỳ xảy ra với bạn, đó là điều mà Văn có thể chắc chắn.
Văn hy vọng là khi mọi người nhìn thấy những điều nhiệm màu xảy ra, mọi người có thể nhớ tới video thứ 30 này, và quay lại đây comment chia sẻ cho Văn biết. Văn thật sự rất vui khi đọc những comment chia sẻ của các bạn.
Nếu sau này các bạn đạt được thành công nào đó trong cuộc sống, và thành công đó có liên quan tới những video ngày hôm này, thì các bạn có thể quay lại video này chia sẻ cho Văn biết.
Comment chia sẻ của các bạn chính là món quà dành cho Văn, cũng là món quà dành cho những bạn có duyên xem được video này, giúp các bạn có thể động lực để theo đuổi ikigai của mình.