9 LỢI ÍCH TO LỚN KHI VẬN DỤNG SỨC MẠNH TIỀM THỨC

Chào bạn, trong bài viết này Văn sẻ chia sẻ về 9 lợi ích khi vận dụng sức mạnh của tiềm thức. Trong bài viết này Văn sẽ chia thành 2 phần chính. Phần một là cách phân biệt giữa ý thức và tiềm thức. Phần 2 là 9 lợi ích khi vận dụng sức mạnh của tiềm thức

1. Ý Thức và Tiềm Thức

1.1. Những Tên Gọi Của Ý Thức và Tiềm Thức

Trong cuốn sách sức mạnh tiềm thức, tác giả Joseph Murphy chia não bộ của chúng ta thành 3 phần là ý thức, tiềm thức và tiềm thức tổng quát.

Cuối thế kỷ 19, nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud cho ra học thuyết về phân tâm học. Trong học thuyết này, Sigmund Freud chia não bộ con người thành 3 phần. Đó là ý thức, tiềm thức và vô thức.

Và không chỉ dừng ở đây, trong những tôn giáo khác nhau, những học thuyết khác nhau, họ cũng có những tên gọi khác nhau cho 2 phần ý thức và tiềm thức.

Bởi vì vậy mà khi các bạn đọc những tài liệu khác nhau sẽ có những tên gọi khác nhau nên sẽ rất dễ bị rối. Văn cũng từng bị như vậy nên Văn đã tổng hợp lại thành một cái bảng như sau.

Khoa Học Phương Tây Ý Thức Tiềm Thức
Phật Giáo Vọng Tâm Chân Tâm
Bà La Môn  Tiểu Ngã Đại Ngã
Nho Giáo Nhân Tính Thiên Tính
Đạo Lão Nhân Đạo Thiên Đạo
Mật Tông Nhân Tâm Lương Tâm
Một số tên gọi khác Khách Thể

Tâm đang tỉnh thức

Bản ngã lộ diện

Tâm tự nguyện

Chủ Thể

Tâm đang ngủ say

Bản ngã sâu xa

Tâm không tự nguyện

1.2. Định Nghĩa Ý Thức và Tiềm Thức

Ý thức chính là phần tư duy thủ công bao gồm khả năng suy nghĩ, khả tưởng tượng, khả năng phân tích, đánh giá. Gọi là tư duy thủ công bởi vì bạn chính là người điều khiển tâm trí của mình.

Tiềm thức chính là phần tư duy tự động bao gồm thói quen, ký ức, phản xạ, cảm xúc, bản năng, ngôn ngữ.

Gọi là tư duy tự động bởi vì bạn không cần phải điều tâm trí của mình mà nó sẽ tự hoạt động theo cách mà bạn đã lập trình sẵn cho nó.

1.3. Ví Dụ Về Sự Khác Nhau Giữa Ý Thức và Tiềm Thức

Thì để giúp các bạn dễ phân biệt giữa ý thức và tiềm thức thì Văn sẽ cho các bạn 1 ví dụ đó là về việc học cách đạp xe đạp.

Khi các bạn mới đạp xe thì bạn phải dồn 100% ý thức của mình vào việc điều khiển 2 cánh tay, điều khiển chân, điều khiển 2 mắt, điều thân người của mình để giữ cho chiếc xe được thăng bằng. Bạn chỉ cần không tập trung một chút là bạn sẽ bị té ngay lập tức.

Nhưng sau này khi các bạn đã biết đạp xe đạp rồi, thì bạn thậm chỉ có thể vừa chạy xe vừa nói chuyện, vừa chạy xe vừa suy nghĩ chuyện công việc, vừa chạy xe vừa ăn kem.

Vậy nếu hiện tại phần ý thức của bạn đang tập trung suy nghĩ một chuyện khác thì cái gì đang điều khiển chiếc xe của của bạn. Cài gì đang điều khiển 2 tay 2 chân 2 mặt của bạn để giúp bạn giữ thăng bằng.

Thì đó chính là nhờ vào phần tiềm thức của bạn. Những ngày đầu tiên khi các bạn tập đạp xe chính là các bạn đang lập trình cho tiềm thức của mình.

Lúc này, phần ý thức sẽ đóng vai trò chủ đạo, điều khiển mọi hoạt động trên cơ thể của bạn.

Sau khi các bạn đã biết đạp xe rồi tức là quá trình lập trình đã thành công, sau đó chương trình này sẽ được lưu trữ và thực thi một cách tự động bởi tiềm thức.

Và lúc này ý thức của bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ, tưởng tượng và làm những công việc khác.

Thì đây là một ví dụ nho nhỏ để các bạn dễ dàng phân biết được sự khác nhau giữa ý thức và tiềm thức.

Nhưng sức mạnh của tiềm thức không chỉ dừng lại ở việc tự động hoá những hoạt động mà nó còn rất nhiều lợi ích to lớn khác.

Sau đây Văn sẽ chia sẻ với các bạn 9 lợi ích mà tiềm thức mang lại khi các bạn biết cách tận dụng nó.

2. 9 Lợi Ích Khi Vận Dụng Sức Mạnh Tiềm Thức

2.1. Tiềm Thức Giúp Mở Rộng Giới Hạn Bản Thân

2.1.1. Ví dụ về số lần hít đất

Lợi ích thứ nhất đó là mở rộng giới hạn bản thân.

Cái lợi ích đầu tiên mà các bạn có thể tận từ tiềm đó là mở rộng giới hạn của chính mình.

Bây giờ Văn có một bài tập để các bạn chứng minh đó là hãy dừng video tại đây và thử hít đất xem các bạn hít tối đa được bao nhiêu cái.

Sau đó, các bạn hãy lấy con số tối đa mà các bạn hít được, các bạn nhân đôi nó lên.

Ví dụ như mới vừa rồi Văn hít được 10 cái, thì Văn sẽ gấp đôi lên là 20 cái. Và Văn sẽ dùng phương tưởng tượng kết với phương pháp tự kỷ ám thị như sau.

Bạn hãy nhắm mắt và tưởng tượng hình ảnh của mình đang hít đất, hít từng cái một, chậm rãi, nhẹ nhàng và hoàn thành 20 cái hít đất của mình.

Sau đó, bạn hãy nói một số câu tự kỷ ám thị trong đầu. Tôi hít được 20 cái, tôi có thể hít được 20 cái, tôi chắc chắn hít được 20 cái, 20 cái đối với tôi rất dễ, 20 cái đối với tôi rất nhẹ nhàng.

Sau khi thực hiện 2 phương pháp này xong các bạn hãy thử nằm xuống và hít lại một lần nữa. Mục tiêu là gấp đối lần thứ nhất.

Chắc chắn là các bạn sẽ làm được, hoặc nếu không thì kết quả cũng sẽ vượt xa lần đầu tiên của các bạn.

Đó là phương pháp vận dụng tiềm thức để mở rộng giới hạn bản thân.

2.1.2. Từ học sinh trung bình thành học sinh giỏi

Bản thân Văn khi mới vào đại học thì mấy anh chị khóa trên luôn gieo vào đầu Văn những câu ám thị như là sinh viên Bách Khoa học qua môn là giỏi lắm rồi, hoặc là chưa rớt môn chưa phải là sinh viên Bách Khoa.

Thì Văn cũng tin là như vậy, và cái ngưỡng giới hạn của Văn là vừa đủ điểm qua môn, kết quả là 2 học kỳ đại học đầu tiên điểm trung bình của Văn là 5.0 5.1

Nhưng sau này khi Văn biết về sức mạnh tiềm thức và Văn vận dụng nó thì từ một học sinh trung bình Văn nhảy lên thành học sinh giỏi và liên tiếp nhận được học bổng.

Các bạn có thể xem lại video thu hút tin nhắn bằng luật hấp dẫn. Trong video đó Văn có hướng dẫn cách Văn thu hút tin nhắn học bổng của trường như thế nào.

2.1.3. Vượt qua nỗi sợ giao tiếp

Không chỉ dừng ở đó, kể cả kênh youtube này cũng vậy. Văn lập nên kênh youtube này ban đầu là để cải thiện khả năng giao tiếp của mình.

Văn là một người hướng nội, học chuyên ngành về kỹ thuật, nên cực kỳ yếu về kỹ năng giao tiếp, thậm chí vãn còn sợ phải nói chuyện nữa.

Văn đi phỏng vấn 2 lần thì 2 lần đều bị chê là kỹ năng giao tiếp kém. Văn tham gia một lớp học về sinh trắc vân tay thì chị giảng viên cũng nói là em cần phải cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Nếu là ngày trước thì chắc chắn Văn sẽ nghĩ là nếu mình yêu về kỹ năng giao tiếp thì mình sẽ tìm một công việc không cần giao tiếp để làm.

Nhưng vì Văn biết là mình có thể mở rộng giới hạn bản thân nên Văn đã lập kênh youtube, và nhờ làm rất nhiều video nên khả năng giao tiếp của Văn được cải thiện rất nhiều.

Thì lợi ích đầu tiên khi các bạn vận dụng sức mạnh tiềm thức đó là mở rộng giới hạn bản thân.

2.2. Tiềm Thức Lọc Thông Tin

2.2.1. Hệ lưới hoạt hóa thần kinh (Reticular Activating System)

Nếu các bạn dự định mua một chiếc xe nào đó thì các bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy chiếc xe đó xuất hiện nhiều hơn trên đường.

Nếu các bạn đang học cách chơi chứng khoán hoặc bitcoin thì các bạn sẽ có cảm giác là đi đâu cũng nghe người ta nói về chứng khoán, về bitcoin.

Nếu các bạn đang dùng luật hấp dẫn để thu hút nyc thì đi đâu các bạn cũng sẽ thấy nhìn hình ảnh liên quan tới nyc.

Vậy tại sao lại có những hiện tượng này?

Thức tế là những chiếc xe chạy trên đường nó vẫn vậy, người ta vẫn hằng ngày nói về chứng khoán, và những dấu hiệu liên quan tới nyc của bạn nó vốn dĩ đã ở đó từ rất lâu rồi.

Lý do bởi vì ở giữa phần ý thức và tiềm thức của bạn có một hệ thống gọi là Reticular Activating System (viết tắt là RAS), trong tiếng Việt gọi là hệ lưới hoạt hóa thần kinh.

Trong một ngày, não bộ của các bạn phải tiếp nhận rất là nhiều thông tin từ bên ngoài, bao gồm những thông hữu ích, thông tin lặt vặt, thông tin rác.

Thì hệ lưới hoạt hóa thần kinh đóng vai trò là một bộ lọc thông tin và nó chỉ tiếp nhận những thông mà bạn quan tâm.

Ví dụ như bạn đang có dự định mua một chiếc xe SH và trên đường bạn đi làm thì có rất nhiều chiếc xe chạy qua bạn, xe dream, xe wave, xe vespa nhưng bạn sẽ không quan tâm tới. Nhưng một khi có một chiếc SH chạy qua và đúng cái màu bạn thích thì bạn sẽ phát hiện ngay lập tức.

2.2.2. Vì sao đọc 1 cuốn sách nhiều lần vẫn cảm thấy hay?

Có một câu nói kinh điển trong phát triển bản thân đó là bạn nên đọc một cuốn sách nhiều lần.

Tại sao khi bạn đọc đi đọc lại nhiều lần một cuốn sách mà bạn vẫn cảm thấy nó hay, và vẫn còn học thêm được kiến thức từ nó.

Bởi vì ở mỗi giai đoạn khác nhau bạn sẽ có một mối quan tâm khác khác. Ví dụ như hiện tại bạn quan tâm về tiền, nhưng 6 tháng sau bạn lại quan tâm về những mối quan hệ xung quanh.

Thì lúc này bộ lọc thông tin của bạn cũng sẽ thay đổi theo, 6 tháng trước nó sẽ lọc những thông tin về tiền, 6 tháng sau nó sẽ lọc những thông tin về mối quan hệ.

Vì vậy mà khi bạn đọc lại một cuốn sách có thể trong cuốn sách đó có rất nhiều nội dung hay về mối quan hệ nhưng bị bộ lọc của bạn bỏ qua vì lúc đó nó chỉ quan tâm tới tiền thôi.

2.2.3. Lọc thông tin khi nghe giảng

Nếu bạn nào đang là học sinh hay sinh viên thì sẽ có trường hợp như thế này. Trên bảng giáo viên giảng bài rất là chán, bạn ngồi ở dưới bạn nói chuyện, bạn ngồi ở dưới bạn bấm điện thoại, bạn không hề để tâm tới việc giáo viên đang giảng gì trên bảng.

Nhưng ngay khi giáo viên giảng tới chủ đề mà bạn đang quan tâm thì ngay lập tức có một sức mạnh khiến bạn phải nhìn lên bảng và nghe giảng.

2.2.4. Bộ lọc RAS đối với người nổi tiếng

Trong video chia sẻ về 9 dấu hiệu cho thấy ai đó đang nghĩ về bạn thì có một câu hỏi đó là đối với những người nổi tiếng thì họ có rất nhiều người hâm mộ luôn nghĩ về họ thì sao. Chẳng lẽ họ phải hắc xì suốt ngày.

Nhờ có bộ lọc RAS này mà tiềm thức của nó chỉ tiếp nhận những rung động quen thuộc mà thôi. Đối với những người xa lạ thì bộ lọc này chỉ xem như đó là sự rung động của môi trường xung quanh mà thôi.

Nó giống như cách hoạt động của FB vậy. Nếu 2 người là bạn bè thì 2 bạn có thể nhắn tin cho nhau. Nếu bạn là người lạ thì tin nhắn của bạn sẽ bị đi vào phần tin nhắn chờ hoặc mục spam.

Thì đó chính là chức năng của bộ lọc RAS. Giúp bạn lọc những thông tin mà bạn thật sự quan tâm.

2.3. Điều Khiển Giấc Mơ Bằng Tiềm Thức

Trong video 9 dấu hiệu cho thấy ai đó đang nghĩ về bạn Văn có chia sẻ là nếu cơ thể bạn không nhận ra những rung động khi có ai đó nghĩ về bạn thì tiềm thức cố gắng báo cho bạn biết thông qua hình thức của một giấc mơ.

Ngoài ra, các bạn còn có thể luyện tập cách điều khiển giấc mơ của mình thông qua việc mơ tỉnh hay còn gọi là Lucid Dream.

Ví dụ như bạn là người sợ nói chuyện trước đám đông. Khi bạn luyện tập cách mở tỉnh thì bạn có thể tạo ra một giấc mơ với một hội trường hàng ngàn người, và bạn đứng nói trên hội trường đó một cách tự tin.

Thì việc trải nghiệm trong mơ này nó cho bạn một cảm giác chân thật việc bạn ngồi tưởng tượng rất là nhiều.

Và bởi vì bạn đã có những trải nghiệm trong mơ này nhiều lần rồi, nên khi ra ngoài thực tế bạn sẽ có cảm giác bớt lo lắng hơn.

Thì lucid dream còn nhiều lợi ích khác nữa, các bạn có thể lên google tìm hiểu thêm về lucid hoặc là mơ tỉnh.

2.4. Tiềm Thức Hoạt Động 24/24

Tiềm thức khác với ý thức ở chỗ là ý thức sẽ nghỉ ngơi khi bạn đã chìm vào giấc ngủ. Còn tiềm thức sẽ luôn luôn hoạt động. Khi bạn tỉnh thì ý thức sẽ làm chủ, khi bạn ngủ thì tiềm thức sẽ là chủ.

Vì tiềm thức luôn luôn hoạt động nên sẽ tạo ra cho bạn một loại cảm giác gọi là trực giác. Tiềm thức luôn hoạt động, luôn quan sát, luôn thường trực để bảo vệ bạn.

Ví dụ khi các bạn đang đi trên đường chợt bạn nghe một tiếng gọi của mẹ bạn hoặc của người yêu bạn, bạn quay lại mà không thấy ai cả, rồi tự nhiên có chậu cây, hoặc một viên gạch rớt xuống trước mặt bạn.

Ví dụ khi các bạn đang ngủ, người thân của bạn kêu bạn cỡ nào bạn cũng không dạy, nhưng khi có trộm vào nhà thì tự nhiên bạn có cảm giác bất an rồi thức dậy.

Thì lợi ích thứ tư của tiềm thức đó là tiềm thức luôn luôn hoạt động, luôn luôn cảnh giác giúp bạn.

2.5. Tiềm Thức Lưu Giữ Những Thói Quen

Khi một hành động của bạn được lặp đi lặp lại đủ nhiều thì nó sẽ trở thành một thói quen. Và thói quen đó sẽ được thực thi bởi tiềm thức, lúc này ý thức của bạn không cần phải can thiệp vào nữa.

Và khi một hành động được thực thi bởi tiềm thức thì nó sẽ nhanh hơn, chính xác hơn và ít tốn năng lượng hơn so với phần ý thức của bạn.

Ví dụ những việc như đạp xe, đánh đàn, nấu ăn, đếm tiền, những việc này khi các bạn làm quen rồi các bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng rất trôi chảy.

2.6. Tiềm Thức Là Google Của Bạn

Nhiều bạn khi gặp một vấn đề gì đó khó giải quyết sẽ bắt đầu đi hỏi này hỏi người kia để tìm cách giải quyết.

Thường thì họ không chỉ hỏi 1 người mà họ sẽ hỏi nhiều người khác nhau. Bởi vì khi họ nhận được một câu trả lời và thấy câu trả lời đó không phù hợp thì họ tiếp tục đi hỏi một người khác.

Họ sẽ hỏi cho tới khi tìm thấy một câu trả lời họ cảm thấy phù hợp nhất thì họ sẽ áp dụng.

Vậy các bạn có thắc vì sao tuy là họ không biết cách giải quyết vấn đề của mình mà họ lại biết câu trả lời nào phù hợp với họ.

Thực chất là bên trong của chúng ta đã có câu trả lời, chỉ là chúng ta không biết cách lấy nó ra mà thôi.

Việc chúng ta đi hỏi người như vậy chỉ là chúng ta đang đi tìm một sự đồng tình với câu trả lời bên trong của mình mà thôi.

Khi các bạn phát hiện ra cũng có người có cùng câu trả lời với mình, thì lúc đó bạn mới có đủ động để lực thực hiện nó và giải quyết vấn đề của bạn.

Nếu các bạn có xem video sức mạnh của 3h sáng cho tới 5h sáng thì sẽ có 1 cách đó là viết ra tất cả những dòng suy nghĩ của mình.

Thì phương pháp này có tên là Journaling. Đây là cách sẽ giúp bạn thấu hiểu bản thân mình hơn và tìm ra câu trả lời cho chính bạn mà không cần phải đi hỏi ai cả.

2.7. Tiềm Thức Giao Tiếp Với Tiềm Thức Tổng Quát

Trong phần đầu bài viết Văn có đề cập tới 3 phần của não bộ đó là ý thức, tiềm thức và tiềm thức tổng quát hay còn gọi là tiềm thức chung.

Tiềm thức tổng quát là nơi mà tất cả tiềm thức của con người được quy về một mối tạo nên một tiềm thức chung, trong luật hấp dẫn gọi là tiềm thức của vũ trụ.

Nếu như bạn gặp một vấn đề mà tiềm thức của bạn không có cách giải quyết, thì tiềm của bạn có sẽ kết với tiềm thức chung để mang về câu trả lời cho bạn.

Có những khoảnh khắc mà các bạn phải thốt lên là: “Tôi không tin là tôi lại có thể nghĩ ra cách này luôn”. Thì cái khoảnh khắc loé sáng đó của bạn chính là bạn đã tìm được một câu trả lời từ tiềm thức tổng quát.

Có rất nhiều nhà khoa học nhờ vào những khoảnh khắc loé sáng này mà cho ra đời những phát minh, những học thuyết mang tính vượt thời đại như là Einstein hoặc Nicolas Tesla.

Vì vậy mà ở trong nhiều tài lại người viết gọi phần tiềm thức chung này là vô lương minh triết, vô lượng quyền năng, vô lượng trí tuệ, siêu thức, tiềm thức siêu việt.

2.8. Tiềm Thức Lưu Trữ Ký Ức

Đối với những ký mà lâu ngày bạn không nhớ tới thì nó không mất đi mà sẽ được lưu trữ ở phần tiềm thức.

Có thể bạn tưởng là bạn đã quên mất rồi nhưng chỉ một ai đó gợi nhớ lại cho bạn thì tất cả những ký ức này ùa về.

Ký ức không mất đi mà chỉ là nó được lưu trữ ở phần tiềm thức.

Các bạn có thể tận dụng chức năng này của tiềm thức bằng học những phương pháp ghi nhớ để cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin của mình.

Ví dụ như cách kết hợp mình từ khoá chính thành 1 câu chuyện có ý nghĩa. Hoặc hình ảnh hoá những con số, và kết nối những hình ảnh này lại thành một câu chuyện, từ đó giúp bạn nhớ được ngày sinh, mật khẩu hoặc số điện thoại một cách dễ dàng.

Thì thực chất đây là những phương pháp bắt cầu, giúp cho phần ý thức có thể khơi gợi lại những ký ức được lưu trữ trong tiềm thức.

2.9. Tiềm Thức Giúp Thay Đổi Tần Số

Lợi ích cuối cùng khi vận dụng tiềm thức đó là thay đổi tần số.

Tần số chính là đại đặc trưng cho sự động. Sự rung động trên con người có 2 loại là rung động hữu hình và rung động vô hình, rung động vô hình đến từ suy của chúng ta và cảm xúc của chúng ta. Rung động hữu hình đến từ hành động của chúng ta.

Để thay đổi tần số thì các bạn cần phải thay đổi sự rung động, để thay đổi sự rung thì các bạn cần phải thay đổi suy nghĩ, thay đổi cảm xúc, thay đổi hành động

Và các bạn hoàn toàn có thể thay đổi suy nghĩ, thay đổi cảm xúc, thay đổi hành động, bằng cách lập trình lại tiềm thức, từ đó giúp bạn thay đổi tần số.

Và khi các bạn có thể thay đổi tần số thì các bạn có thể thu hút những thứ cùng tần số với bạn bằng luật hấp dẫn.

Thì đó là 9 lợi ích khi các bạn vận dụng sức mạnh của tiềm thức. Và làm thế nào để vận dụng được sức mạnh này thì hẹn các bạn trong bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây!!!

© Icons made by Freepik from www.flaticon.com
73 bình luận
Inline Feedbacks
View all comments