Journaling – Thói Quen Thay Đổi Cuộc Đời
Trong tất cả những thói quen thì có lẽ journaling là thói quen đã thay đổi cuộc đời mình.
Mục Lục
1. Journaling Là Gì?
Journaling là một hình thức ghi chép cá nhân, gần như nhật ký. Nhưng hơn cả nhật ký, journaling không chỉ ghi lại những sự kiện xảy ra trong ngày mà tập trung vào suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người ngay tại thời điểm viết. (Trích The Present Writer)
Journal là một kiểu ghi chép về những suy nghĩ, trải nghiệm, quan sát hàng ngày của mỗi người. Bạn có thể viết journal hàng ngày, vào một khung giờ cố định như viết nhật ký, hay đơn giản là khi có hứng. (Trích Trạm Đọc)
2. Nghiên Cứu Khoa Học Về Journaling
2.1. Trường Kinh doanh Harvard
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Kinh doanh Harvard, những người tham gia thực hiện Journaling tăng 25% hiệu suất làm việc so với bình thường.
2.2. Đại học Cambridge
Một nghiên cứu khác của Đại học Cambridge, với những người tham gia thực hiện 15 đến 20 phút mỗi ngày, Journaling không chỉ giúp họ cải thiện tâm lý mà còn cải thiện sức khỏe thể chất sau những sự kiện đau thương và căng thẳng trong quá khứ.
2.3. Đại học Stanford
Một nghiên cứu của Đại học Stanford đã tìm thấy mối quan hệ quan trọng giữa viết và nói. Viết mạch lạc dẫn đến giao tiếp rõ ràng. Từ đó giúp cải thiện khả năng giao tiếp.
2.4. The Journal of Social and Personal Relationships
Một nghiên cứu của The Journal of Social and Personal Relationships cho thấy việc “Viết ra kết quả tích cực trong những tình huống tiêu cực” giúp giảm stress và những cảm xúc tiêu cực.
2.5. The Journal of Experimental Psychology
Theo The Journal of Experimental Psychology, journaling trước khi ngủ giúp giải tỏa suy nghĩ, giảm lo âu, từ đó giúp người ta dễ dàng đi vào giấc ngủ.
3. 10 Lợi Ích Của Journaling
- Thấu hiểu bản thân
- Tăng cường trí tuệ cảm xúc
- Tìm câu trả lời cho những vấn đề trong cuộc sống
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp
- Tăng cường khả năng lập luận logic
- Chữa lành những tổn thương trong quá khứ
- Khơi dậy sự sáng tạo
- Luyện tập chánh niệm
- Rèn luyện kỷ luật bản thân
- Định hướng mục tiêu
4. Những Hình Thức Journal Phổ Biến
4.1. Gratitude Journal
Dùng để ghi lại tất cả những điều mà bạn biết ơn. Tương tự như việc thực hành 28 ngày biết ơn, nhưng thay vì thực hành trong 28, bạn sẽ thực hành Gratitude Journal mỗi ngày.
4.2. Memoir Journal
Dùng để ghi lại những suy nghĩ, mục tiêu, cảm xúc, ý tưởng, vv. Đây là cách mà Văn đang thực hành.
4.3. Photo Journal
Thay vì viết, bạn sẽ dùng hình ảnh để thay thế.
4.4. Bullet Journal
Dùng để thiết lập mục tiêu, danh sách việc cần làm, ghi lại công việc hàng ngày, tiến độ, nghiên cứu và những suy nghĩ ngắn gọn.
4.5. Summary Journal
Hay còn gọi là “Journal Một Dòng”, dùng một câu để tóm tắt một ngày của bạn.
5. Người Nổi Tiếng Thực Hiện Journaling
5.1. Albert Einstein
Albert Einstein có hơn 80.000 tác phẩm ghi chép, bản nháp, bài giảng, nhật ký hành trình từ năm 1921 đến năm 1933, cung cấp những hiểu biết cá nhân và trải nghiệm thú vị của ông khi đi du lịch đến những nơi như Nhật Bản, Israel và Hoa Kỳ.
5.2. Thomas Jefferson
Thomas Jefferson (tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ) thường xuyên mang theo một cuốn sổ nhỏ để ghi chú những thứ như sự di cư của các loài chim, sự phát triển của cây cỏ, những thay đổi về địa lý và khí hậu. Nhưng sự quan tâm đến các vấn đề xã hội lại không cho phép ông hưởng thú ẩn dật.
5.3. Marco Polo
Marco Polo (một du hành gia vĩ đại của thế giới) đã đi du lịch nhiều nơi và ghi chép lại những gì ông tìm thấy trên đường đi. Người ta nói rằng ông là một người học hỏi suốt đời và thường xuyên ghi nhật ký.
5.4. Khác
Một số cái tên nổi tiếng cũng thực hiện journal có thể kể đến như Mark Twain, Thomas Edison, Leonardo da Vinci, Charles Darwin , Winston Churchill, vv.
6. Bắt Đầu Journaling Như Thế Nào?
Với Văn thì việc journaling chỉ đơn giản là mỗi ngày, sáng hoặc tối, lấy giấy ra và viết một cái gì đó, có thể là:
- Bất cứ thứ gì có trong đầu khi đặt bút lên giấy
- Những khoảnh khắc loé sáng (Aha Moment)
- Những thứ tự mình chiêm nghiệm ra trong cuộc sống
- Những điều tôi biết ơn trong cuộc sống
- Những bài học mà tôi học được từ một người hoặc một cuốn sách
- Những thất bại và bài học tôi rút ra từ thất bại đó
- Những ý tưởng cho công việc
- Những mục tiêu cho tương lai
- Những sai lầm của quá khứ
P/s: Bạn thấy sao? Có hứng thú thực hành journaling hay không? Comment bên dưới cho Văn biết nhé. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây!
© Icon made by Anu Rocks from www.freeicons.io